Tiết lộ kinh nghiệm mang thai tháng đầu các mẹ cần lưu ý

Khi mới mang thai, cơ thể phụ nữ vẫn chưa có quá nhiều thay đổi, đặc biệt là trong tháng đầu tiên. Dù thế, tuy không thực sự rõ ràng nhưng các mẹ vẫn cảm nhận thấy một vài biến đổi nhỏ khi mang thai tháng đầu. Đây cũng là giai đoạn thai nhi mới hình thành cần được bảo vệ, chăm sóc. Do đó, người mẹ nên biết các dấu hiệu nhận biết có bầu để cẩn thận hơn trong sinh hoạt thường ngày.  

mang thai tháng đầu
Khi mới mang thai, cơ thể phụ nữ vẫn chưa có quá nhiều thay đổi

Dấu hiệu mang thai tháng đầu

Tuần thứ ba sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng là cách tính tháng đầu tiên của thai kỳ. Lúc này, các mẹ bắt đầu thấy có những thay đổi so với bình thường, chủ yếu về mặt sinh lý, thể chất. Có người gặp rất nhiều triệu chứng nhưng có người chỉ gặp một hoặc hai triệu chứng. 

Trễ kinh nguyệt

Không phải ai trễ kinh cũng là mang thai, nhất là với những chị em kinh nguyệt không đều. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn thì đây là dấu hiệu mang thai tháng đầu đáng tin nhất. Để chắc chắn hơn, bạn đợi 5 – 7 ngày sau kiểm tra bằng que thử thai hoặc đo nồng độ HCG để có kết quả chính xác. 

Mệt mỏi, đầy hơi

Đây cũng là tình trạng khá phổ biến mà phụ nữ mang thai gặp phải, ngay từ tháng đầu mang thai. Việc mệt mỏi là triệu chứng không quá nhiều người gặp nhưng đầy hơi chiếm đến 90% tỷ lệ mẹ bầu cảm thấy. Điều này là do khi mang thai, lượng progesterone tăng nhanh làm hệ tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn và cũng làm  chậm quá trình tiêu hóa. 

Bị táo bón

Táo bón là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ và cũng có thể là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai. Tình trạng này xuất hiện cũng bởi sự gia tăng của nồng độ progesterone gây giảm nhu động ruột dẫn tới táo bón. Khi thấy quá trình đi vệ sinh không suôn sẻ, rặn mãi không được, tần suất đại tiện không như trước, khả năng cao là bạn đã có em bé. 

Bụng co thắt

Thực tế, có nhiều mẹ bầu mang thai tháng đầu bị co thắt tử cung mức độ nhẹ. Bạn sẽ cảm thấy đau bụng râm ran giống như đau bụng kinh. Điều này hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, đau quặn lên kèm theo chảy máu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngày vì có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. 

Ngực đau

Trong giai đoạn tháng đầu thai kỳ, bạn sẽ thấy ngực căng tức và hơi đau, vùng gai gạo quanh đầu ngực nổi rõ hơn, sắc tố da cũng đậm màu hơn. Nguyên nhân do hormone trong cơ thể thay đổi nhanh chóng làm tăng lượng máu đến bầu ngực. Sau đó, khi cơ thể quen dần với sự thay đổi, hiện tượng này sẽ giảm bớt. 

Đi tiểu thường xuyên

Một trong số những dấu hiệu mang thai sớm là buồn tiểu và đi tiểu thường xuyên. Đó là bởi hormone HCG làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Khi đó, thận phải làm việc nhiều hơn để xử lý chất lỏng dư thừa. Đồng thời, HCG cũng kích thích thận mở rộng nên khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn. 

Xuất hiện đốm máu

Giai  đoạn bầu tháng đầu là khi phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung. Lúc này nhiều mẹ sẽ thấy vài đốm máu hồng hoặc nâu trên quần lót. Đây được gọi là máu báo thai cho biết bạn đang ở tháng đầu thai kỳ. Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện sau khoảng 10 ngày thụ tinh hoặc trước kỳ kinh kế tiếp 1 tuần. Máu báo thai chỉ ra rất ít và khoảng 2 ngày sẽ hết.  

Buồn nôn

Buồn nôn thường gặp ở 80% phụ nữ mang thai tháng đầu. Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn progesterone sinh ra khi có bầu làm giãn cơ hệ tiêu hóa khiến thức ăn trong dạ dày đẩy lên thực quản dẫn tới buồn nôn. Triệu chứng này thường kéo dài và nặng nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên và giảm dần về sau. 

mang thai tháng đầu
Nôn nghén chính là biểu hiện đặc trưng của việc mang bầu

Những lưu ý khi mang thai tháng đầu mẹ cần ghi nhớ

Mang thai tháng đầu là giai đoạn rất nhạy cảm vì cơ thể người mẹ mới bắt đầu thích nghi với việc có bào thai đang phát triển trong bụng mình. Đây cũng là lúc rất dễ gặp phải những nguy cơ gây nguy hiểm. Bởi thế, trong chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt, các mẹ cần chú ý: 

Chế độ dinh dưỡng

 Khi xây dựng thực đơn, mẹ bầu nên tránh xa những thực phẩm không lành mạnh như:  

  • Đồ có cồn, cafein: Các loại bia, rượu, cà phê,… các mẹ tuyệt đối không được sử dụng trong suốt thai kỳ. Đồ uống có cồn sẽ hòa lẫn cùng máu, qua nhau thai, tác động trực tiếp tới thai nhi, gây dị tật bẩm sinh. Còn cafein trong cà phê khiến nhịp tim, huyết áp bà bầu tăng nhanh vô cùng nguy hiểm. 
  • Đồ có ga, chất tạo ngọt nhân tạo: Trong thành phần của các loại nước có ga đều có chất tạo máu, chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tạo mùi hương. Chúng làm tăng lượng đường hấp thu khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Nước có ga cũng có axit cacbonic gây nên ợ nóng làm thai phụ khó chịu. 
  • Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ: Không thể phủ nhận sự hấp dẫn của những món chiên rán và vị cay thì cực kỳ kích thích vị giác. Nhưng chúng cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ. Hơn nữa, ăn quá nhiều các mẹ còn có thể mắc trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng, chưa nấu chín:  Mang thai tháng đầu nhất định không được ăn đồ tái, đồ sống hay các sản phẩm chưa tiệt trùng. Vì trong những sản phẩm này chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ có thể bị ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, trầm trọng hơn là chuột rút tử cung gây sảy thai.  
  • Dứa: Trong dứa có chứa bromelain không được khuyến khích với phụ nữ có thai. Loại enzyme này làm phá vỡ cấu trúc protein trong cơ thể làm chảy máu bất thường, co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai. 
  • Nước dừa: Nước dừa là loại đồ uống có rất nhiều lợi ích cho bà bầu. Nhưng với 3 tháng đầu thì bạn không nên uống. Vì giai đoạn này, mẹ bầu đang bị ốm nghén, nước dừa sẽ làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Cùng với đó, nước dừa có tính mát, hạ huyết áp, làm mềm gân cơ, không tốt cho thai phụ thời điểm này. 
Bà bầu không nên ăn dứa, uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ
Bà bầu không nên ăn dứa, uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đương nhiên, các mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất để nâng cao thể trạng và tốt cho sự phát triển của thai nhi:

  • Axit folic: Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho việc hình thành não và cột sống của em bé, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả khuyết tật ống thần kinh. Ngay từ khi mang thai tháng đầu, các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu axit folic có nhiều trong các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc,…  
  • Omega-3: Omega – 3 có tác dụng lớn cho hệ thần kinh, não bộ, thị giác và miễn dịch của thai nhi. Đồng thời, loại chất béo tốt này cũng giúp người mẹ duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ, giảm nguy cơ tiền sản giật. Omega – 3 có nhiều trong cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ…), các loại hạt, bí ngô, rong biển,…
  • Chất sắt: Nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai cần là 30mg mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt đỏ, gan, rau chân vịt, các loại đậu, socola đen,… Thêm những thực phẩm này vào thực đơn để tránh thiếu máu, dễ gây sảy thai khi mang thai tháng đầu
  • Vitamin C: Trong 13 loại vitamin thiết yếu, vitamin C rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và sự tăng trưởng của bé. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ và tác động tích cực đến sự phát triển xương và răng của em bé. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này từ cam, chanh, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, ớt ngọt,…
  • Chất xơ: Bổ sung đầy đủ chất xơ giúp mẹ bầu giải quyết các vấn đề về tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, táo bón. Chất xơ cũng góp phần ngăn chặn tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Chất xơ chủ yếu có trong thực phẩm nguồn gốc thực phẩm như rau, các loại đậu, hạt ngũ cốc chưa xay,…
  • I-ot: I-ot có vai trò trong việc tăng cường hormone tuyến giáp, từ đó giúp phát triển não và hệ thống thần kinh ở thai nhi. Thực phẩm giàu i-ot bao gồm các loại thịt, cá, trứng, sữa, tảo bẹ. 
  • Protein: Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của các mô và cơ quan ở trẻ, cho mô vú và tử cung của mẹ. Protein cũng tạo ra các enzym cần cho trao đổi chất. Bà bầu bổ sung protein qua các thực phẩm như trứng, cá hồi, măng tây, thịt bò, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,…

Bổ sung nước cho bà bầu 

Nước với bà bầu mang thai tháng đầu vô cùng quan trọng. Nước trợ giúp hoạt động bài tiết của cơ thể, ngăn ngừa triệu chứng phù nề hiệu quả. Đây cũng là “phương tiện” truyền chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước trái cây, sinh tố, trà thảo mộc,… Tốt nhất các mẹ nên tự đun nước uống hoặc nước tinh khiết đóng chai có nhãn hiệu rõ ràng. 

Các hoạt động hằng ngày

Chị em mang thai tháng đầu đối mặt với rất nhiều nguy cơ nên chế độ sinh hoạt thường ngày cũng có nhiều điều nên lưu ý: 

  • Tránh lao động nặng

Các công việc hoạt động tay chân cường độ cao không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nguy hiểm hơn, nếu bạn gặp chấn thương nguy cơ sảy thai là rất cao. Vì vậy thời gian này, mẹ bầu nên nhờ đến sự hỗ trợ của người khác khi cần phải làm việc nặng. 

  • Vận động khi mang thai

Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Thực tế, bạn vẫn có thể tập thể dục nếu điều kiện sức khỏe đáp ứng được và đã tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, trong tháng đầu thai kỳ, tốt hơn hết các mẹ chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để đảm bảo không gây hại gì cho thai nhi.

  • Chế độ nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cơ thể thật tốt trong thời điểm này nói riêng và cả thai kỳ nói chung. Bạn nên ngủ đủ giấc, 8 tiếng/ngày, nghỉ trưa 30 – 60 phút. Khi làm việc, chủ động nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau 1 – 2 giờ để tránh căng thẳng và kiệt sức.  

  • Quan hệ

Thực tế, không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào “cấm” bạn không được quan hệ trong gii đoạn mang thai tháng đầu. Bạn vẫn có thể quan hệ bình thường nếu sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, trong tháng đầu, tần suất quan hệ chỉ nên 1 lần/tuần, tránh các động tác mạnh và vệ sinh sạch sẽ sau đó. 

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Ngay từ khi phát hiện mang thai tháng đầu đến ngày chào đón con yêu là một hành trình đầy trải nghiệm đáng nhớ. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các mẹ có thêm thông tin để nhận biết và bảo vệ bé yêu từ những ngày đầu tiên. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *