Những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết về kinh nguyệt sau sinh

Kinh nguyệt sau sinh của chị em phụ nữ thường có sự thay đổi thất thường về chu kỳ, số lượng, màu sắc máu kinh, thậm chí có nhiều trường hợp chị em bị đau bụng kinh, rong kinh kéo dài,… Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu cần biết về vấn đề kinh nguyệt sau sinh.

kinh nguyệt sau sinh
Nhiều chị em lo lắng vì không biết khi nào kinh nguyệt mới trở lại sau sinh

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt sau sinh sẽ quay trở lại sớm hay muộn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng ảnh hưởng đến vấn đề này, cụ thể như sau:

  • Đối với người nuôi con bằng sữa mẹ: Khi nuôi con bằng sữa mẹ, nồng độ hormone Prolactin do tuyến yên tiết ra sẽ nhiều hơn để kích thích tạo sữa, đồng thời cũng gây ức chế quá trình rụng trứng và làm kinh nguyệt đến chậm hơn. Vì vậy, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thì sau sinh từ 3 – 6 tháng, kinh nguyệt sẽ trở lại. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ không trở lại cho đến khi con cai sữa.
  • Đối với người nuôi con bằng sữa bột: Vì nuôi con bằng sữa bột nên sữa mẹ sẽ không được sản xuất, điều này đồng nghĩa với việc hormone Prolactin không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, thai phụ không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ sớm có lại kinh nguyệt sau từ 1 – 2 tháng sau sinh. 

Tóm lại, những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường sẽ có kinh nguyệt trở lại muộn hơn những mẹ nuôi con bằng sữa bột. Ngoài ra, tùy vào thể trạng mà thời gian có kinh nguyệt sau sinh ở mỗi người là khác nhau. 

Kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Kinh nguyệt sau sinh có thể làm thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến thành phần, mùi vị của sữa, lượng sữa,… và cũng làm thay đổi tần suất bú của trẻ. 

Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là sự biến đổi rất nhỏ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ, lượng dinh dưỡng mà sữa cung cấp cho trẻ cũng như khả năng cho con bú của bạn. Vì vậy, các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Đặc biệt, mẹ luôn phải ghi nhớ một điều quan trọng là nếu cho bé bú mẹ càng lâu thì bé sẽ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Hiện tượng kinh nguyệt sau sinh không đều ở nhiều chị em là hiện tượng sinh lý bình thường. Sự rối loạn kinh nguyệt sau sinh là do nhiều yếu tố gây ra như sự mất cân bằng nội tiết tố, áp lực khi chăm con nhỏ,… Dưới đây là một số dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Chu kỳ kinh nguyệt khác thường

Sau khi phá thai kinh nguyệt như thế nào? Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sau sinh kinh nguyệt không đều với số ngày ra kinh nguyệt ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ là từ 28 – 32 ngày. Và thời gian hành kinh là từ 3 – 7 ngày tùy vào cơ địa của từng người. Vì vậy, nếu thời gian hành kinh của bạn ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Kinh nguyệt có màu đen và bị vón cục

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau sinh phải kể đến việc các mẹ có thể quan sát thấy hiện tượng máu kinh có màu đen bất thường, bị vón cục kết hợp với việc kinh nguyệt xuất hiện muộn, kinh nguyệt không đều sau sinh tháng có tháng không,…

Bị mất kinh quá lâu sau khi sinh con

Đối với phụ nữ sinh mổ thì sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng là có thể có kinh trở lại. Nhưng đối với phụ nữ sinh thường thì thời gian kinh trở lại sẽ lâu hơn là từ 6 tháng cho đến 1 năm. Vì vậy, nếu như sau sinh từ 1 – 2 năm mà mẹ vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì chắc chắn bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh.

Đau bụng dữ dội

Thông thường, khi chị em phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ có biểu hiện bị đau bụng ở trước và trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh. Còn đối với phụ nữ sau khi sinh thì việc bị đau bụng do đến tháng khá nhẹ nhàng và không còn đáng sợ nữa. Vì vậy, mẹ nào khi đến chu kỳ kinh nguyệt mà cảm thấy đau bụng dữ dội, quằn quại, không thể làm được việc thì đó cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.

kinh nguyệt sau sinh
Đau bụng dữ dội, quằn quại mỗi khi đến ngày “đèn đỏ” là một trong những biểu hiện bất thường mà chị em cần lưu ý sau sinh (Ảnh sưu tầm)

Đau đầu vú

Cảm giác đầu vú bị đau hay căng tức chính là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau lưng, đau đầu, không thiết tha làm gì,… Đây là những biểu hiện chung và đặc trưng của người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, không riêng gì phụ nữ sau sinh.

Cách khắc phục triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Kinh nguyệt sau sinh không ổn định càng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, suy nhược hơn. Vì vậy để hạn chế cũng như cải thiện tình trạng này, chị em nên:

Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, hợp lý, tránh làm các công việc nặng nhọc,… là điều cần thiết với mỗi mẹ bầu sau sinh. Điều này không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng mà còn có tác dụng điều hòa hormone trong cơ thể, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng

Tích cực tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,… rất phù hợp với các chị em sau sinh, giúp tinh thần thoải mái và hiệu quả trong việc giảm cân sau sinh.

Không căng thẳng, stress

Giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái, tích cực sẽ là điều cần thiết giúp mẹ không gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vì sau khi sinh mẹ bầu thường có tâm lý dễ trở nên lo lắng, căng thẳng hơn, nhiều người còn bị mắc trầm cảm. Do đó, nếu có bất kỳ khó khăn thì mẹ không nên chịu đựng một mình, thay vào đó mẹ có thể chia sẻ với chồng, với những người xung quanh để giải tỏa những căng thẳng, áp lực, từ đó sức khỏe cũng sẽ tốt hơn.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai thường chứa hai hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone, có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, làm dày lớp màng nhầy ở cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng bơi về phía tử cung để thụ tinh và làm biến đổi thành tử cung để tạo môi trường không thích hợp cho trứng làm tổ. Vì vậy, thuốc tránh thai có nhiều tác dụng phụ nên mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng vì nó có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh của bạn.

Vệ sinh cơ thể và vùng kín hàng ngày

Mẹ bầu sau sinh nên chú ý vệ sinh cơ thể và vùng kín hằng ngày đúng cách. Đặc biệt là vào những ngày hành kinh, mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên với khoảng thời gian là từ 3 – 4 tiếng/lần.

Giữ ấm cơ thể

Cơ thể mẹ bầu sau sinh thường rất yếu nên mẹ cần phải chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng bụng dưới. Bởi nếu để bụng bị lạnh sẽ khiến mẹ không chỉ có cảm giác đau tức, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chu kỳ kinh, có thể ra máu bất thường,…

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng sẽ gây kích thích cơ trơn tử cung co bóp liên tục, gây ra tình trạng đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”. Chính điều này sẽ gây khó khăn cho việc hình thành và duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

kinh nguyệt sau sinh
Chị em sau sinh không nên uống rượu, bia… vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh (Ảnh sưu tầm)

Bổ sung nội tiết tố estrogen

Bổ sung nội tiết tố estrogen trực tiếp sẽ giúp điều trị hiệu quả chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Tuy nhiên, việc bổ sung nội tiết tố này cho cơ thể phải được thực hiện đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đến cơ sở ý tế khi có dấu hiệu bất thường

Khi kinh nguyệt sau sinh trở lại nhưng kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường như vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi, bụng đau dữ dội,… thì chị em nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý quan trọng mà mẹ bầu cần biết về vấn đề kinh nguyệt sau sinh. Việc có kinh sau sinh là dấu hiệu bình thường, không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như khả năng cho con bú của bạn. Vì vậy, mẹ bầu hãy cứ an tâm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ và nhớ sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *