Bật mí cách dỗ trẻ sơ sinh khóc mang lại hiệu quả không ngờ cho mẹ

Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm. Không chỉ khiến bố mẹ cảm thấy bực bội và mệt mỏi, việc trẻ sơ sinh khóc không dỗ được còn khiến trẻ bị khàn tiếng, lả người, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung. 

Trước khi đi tìm cách dỗ trẻ sơ sinh khóc nhanh nhất và hiệu quả nhất, bố mẹ nên hiểu rõ hơn về nguyên nhân
Trước khi đi tìm cách dỗ trẻ sơ sinh khóc nhanh nhất và hiệu quả nhất, bố mẹ nên hiểu rõ hơn về nguyên nhân

Tại sao trẻ sơ sinh lại khóc không dỗ được?

Trước khi đi tìm cách dỗ trẻ sơ sinh khóc nhanh nhất và hiệu quả nhất, bố mẹ nên hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số nhà khoa học đã gọi đây là hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi với những triệu chứng điển hình là trẻ quấy khóc nhiều kéo dài.

Nguyên nhân sinh lý thông thường

Bố mẹ cần phân biệt được hiện tượng trẻ khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân với tình trạng trẻ khóc nhiều do nguyên nhân khách quan hay do bệnh lý để có cách dỗ trẻ sơ sinh khóc phù hợp nhất. Cụ thể:

Trẻ bị đói

Đây là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ quấy khóc, một số biểu hiện đi kèm mà bố mẹ có thể nhận biết đó là trẻ khóc ầm ĩ, có dấu hiệu tìm vú mẹ khi được bồng, miệng nhóp nhép và cử động nhiều… Lúc này, mẹ nên cho trẻ bú sữa ngay, khi được bú no trẻ sẽ hết khóc. 

Trẻ bị mệt, buồn ngủ

Trẻ sơ sinh cũng rất thích được vui chơi, trò chuyện, do đó nếu trẻ hoạt động trong khoảng thời gian dài thì bố mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi và ăn uống hồi phục. Nếu không được ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa thì trẻ sẽ càng quấy khóc nhiều hơn. 

Trẻ cần được thay tã

Khi trẻ tiểu làm tã bị đầy hoặc dính ướt sẽ khiến trẻ khó chịu và bắt đầu quấy khóc. Do vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi và thay tã cho trẻ kịp thời để tránh tình trạng ẩm ướt khó chịu cho trẻ. 

Trẻ bị nóng/ lạnh quá

Bố mẹ cần chú ý điều chỉnh việc quấn khăn hay ủ ấm cho trẻ phù hợp với điều kiện thời tiết và biểu hiện của trẻ. Cần đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái thay vì quá nóng hay quá lạnh.

Trẻ bị kích thích hay bị sợ

Đôi khi trẻ gặp phải kích thích ngoại cảnh nào đó khiến trẻ bị sợ và muốn được ôm ấp, bồng bế. Nếu bố mẹ không kịp đáp ứng nhu cầu này thì trẻ sẽ quấy khóc.

Bố mẹ cần chú ý đến dấu hiệu này để trò chuyện, bồng bế và nâng niu trẻ, trẻ sẽ tự hết khóc ngay sau đó. 

Nguyên nhân bệnh lý 

Ngoài nguyên nhân sinh lý thông thường thì tình trạng trẻ sơ sinh khóc không dỗ được còn có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh lý như:

  • Bệnh lý về đường hô hấp: Trẻ viêm phổi, viêm phế quản, ngạt mũi… 
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Trẻ đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,… nguy hiểm hơn là lồng ruột.
  • Vấn đề răng miệng: Nhiều trẻ cảm thấy khó chịu, sốt, mệt khi mọc răng dẫn đến quấy khóc kéo dài.
  • Một số bệnh lý nghiêm trọng khác như bệnh lý về thần kinh, nhiễm trùng, viêm màng não, trào ngược,…

Ngoài ra, cần kiểm tra cơ thể trẻ để không loại trừ khả năng trẻ bị chấn thương hoặc bị tóc hay vật dụng xung quanh vô tình quấn vào tay, chân khiến trẻ đau và dẫn đến quấy khóc.

Phương pháp giúp trẻ ngừng khóc 

Khi thấy trẻ sơ sinh khóc không dỗ được, đầu tiên bố mẹ cần hết sức bình tĩnh. Sau đó, hãy quan sát kỹ càng để xác định được nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều để áp dụng cách dỗ trẻ sơ sinh khóc hiệu quả và phù hợp nhất.  

Đối với trường hợp thông thường

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh khóc nhiều xuất phát từ nguyên nhân sinh lý thông thường, bố mẹ có thể tham khảo ngay một số mẹo dỗ trẻ sơ sinh khóc dưới đây. 

Cho trẻ ăn khi đói hoặc dỗ dành khi trẻ buồn ngủ

Trẻ bị đói hay buồn ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ quấy khóc, thậm chí khóc không dỗ được. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ hãy cho trẻ ăn sữa kịp thời và dỗ trẻ đi ngủ ngay. Khi trẻ đã được ăn no hay ngủ đủ giấc, tình trạng quấy khóc sẽ chấm dứt. 

Khi trẻ đã được ăn no hay ngủ đủ giấc, tình trạng quấy khóc sẽ chấm dứt
Khi trẻ đã được ăn no hay ngủ đủ giấc, tình trạng quấy khóc sẽ chấm dứt

Tạo sự tập trung của trẻ vào một vấn đề khác

Nếu trẻ quấy khóc không phải do đói hay do buồn ngủ, bố mẹ hãy thử tạo ra các âm thanh hay hình ảnh nhằm thay đổi sự chú ý của trẻ. Ví dụ âm thanh của máy hút bụi, máy giặt, tivi.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn đĩa ghi âm với nhiều thể loại âm thanh khác nhau để khắc phục tình trạng trẻ khóc nhiều. 

Đưa trẻ đến một môi trường an toàn và thoải mái

Một cái ôm nhẹ nhàng của bố mẹ sẽ là cách tiếp cận tốt nhất giúp trẻ được thư giãn, ổn định tinh thần. Đây chính là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được.

Nếu trẻ khóc không dỗ được, bố mẹ cũng có thể bế bồng trẻ hoặc đặt trẻ vào xe đẩy tới một môi trường yên tĩnh, thoải mái hơn, có thể là trong nhà hay ngoài trời. 

Ưu tiên tạo chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ của bé khoa học và đều đặn

Hãy cố gắng loại bỏ các yếu tố ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ thức khuya, nên cho trẻ ngủ đêm thay vì ngủ ngày để ngăn ngừa tình trạng quấy khóc kéo dài.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên cho trẻ đi thăm khám định kỳ

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ vừa giúp trẻ phát triển tốt nhất vừa giúp hạn chế tối đa tình trạng đói, mệt mỏi, quấy khóc. Bố mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là các dưỡng chất thiết yếu như selen, kẽm, lysine, vitamin nhóm B…

Ngoài ra, bố mẹ đừng quên cho trẻ đi khám định kỳ, vừa để chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ, vừa có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường & điều trị kịp thời (nếu có).

Đối với trường hợp bệnh lý

Đối những những trẻ sơ sinh khóc không dỗ được do nguyên nhân bệnh lý, trước tiên bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy ưu tiên tạo ra sự dễ chịu, thoải mái nhất cho trẻ với một số cách dỗ trẻ sơ sinh khóc thông thường. Sau đó, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân và khắc phục hiệu quả. 

Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân và khắc phục hiệu quả
Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân và khắc phục hiệu quả

Bố mẹ cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe cho trẻ, trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào khiến trẻ quấy khóc. Tốt nhất, nên mô tả tiếng khóc, thời lượng, cường độ, hình thức cũng như bất kỳ biểu hiện bất thường nào của trẻ. Việc chủ động trao đổi với bác sĩ và đi thăm khám sớm sẽ giúp bố mẹ giảm thiểu được những biến chứng không mong muốn xảy ra. 

Hy vọng rằng, một số cách dỗ trẻ sơ sinh khóc được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bố mẹ khắc phục được tình trạng trẻ khóc nhiều không dỗ được. Bố mẹ đừng quên hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách xử lý khoa học và hiệu quả nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *