Bà bầu ăn mía có tốt không? So với nhiều loại hoa quả, mía được đánh giá an toàn hơn do hầu như không bị phun thuốc trừ sâu hay chất kích thích. Mía dễ ăn và nước mía cũng dễ uống, đặc biệt trong những ngày nắng nóng.
Lợi ích của bà bầu khi ăn mía
Nhiều người chỉ biết đến mía như một loại cây thường dùng để làm đường hay rỉ mật. Mía cũng được ép nước tạo thành thức uống giải khát tuyệt vời cho những ngày nhiệt độ tăng cao. Nhưng mía chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang tới nhiều lợi ích hơn thế. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra những tác dụng của mía với phụ nữ mang thai:
Cung cấp năng lượng
Mía rất giàu năng lượng do hàm lượng đường chiếm đến 70% tổng thành phần. 100g mía cung cấp đến 83 kcal nên chúng là nguồn nạp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể. Trong thành phần của mía cũng chứa các chất đạm, chất xơ, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và gần 30 loại axit hữu cơ. Do đó, không chỉ cung cấp năng lượng, mía còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
Giảm triệu chứng ốm nghén
Bà bầu ăn mía có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là “có” khi mía có khả năng cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả. Đa số bà bầu giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ đều bị nghén khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, kiệt sức. Các mẹ có thể ăn một khúc mía nhỏ hoặc thêm một chút gừng vào nước mía chia ra uống trong ngày. Độ ngọt của mía cùng tính nóng của gừng hòa quyện làm mẹ bầu dễ chịu và kích thích vị giác giúp mẹ ăn ngon hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Táo bón, trĩ,… và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa luôn khiến thai phụ phải đau đầu. Nếu những vấn đề này kéo dài, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Và mía chính là giải pháp giúp giải quyết vấn đề hiệu quả.
Trong y học cổ truyền, mía có tính mát nổi bật với công dụng nhuận tràng. Mía cũng thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị táo bón, tiểu tiện khó, rối loạn tiêu hóa,… Theo Tây y, trong mía chứa một hàm lượng khá lớn Kali – khoáng chất quan trọng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, có tới 16,6g chất xơ/100g mía cũng lý giải vì sao mía có thể “xử lý” vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Không ít người ngạc nhiên khi nghe đến thông tin này vì hàm lượng đường trong mía rất cao. Thực tế ngược lại, nếu được bổ sung ở mức vừa đủ, mía sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu ngay cả với bà bầu bị tiểu đường. Bởi chỉ số glycemic trong đường mía tự nhiên là “khắc tinh” ngăn chặn đường glucose trong máu tăng cao.
Vệ sinh răng miệng
Khi mang thai, các mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến việc vệ sinh răng miệng. Vì 90% các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường này, có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé yêu. Với những khoáng chất sẵn có, mía giúp làm sạch răng miệng hiệu quả. Cùng với đó, mía còn hạn chế tình trạng hôi miệng và phòng chống sâu răng. Vậy nên mẹ bầu có thể tráng miệng bằng khúc miếng mía nhỏ nhé.
Làm đẹp da
Không chỉ có công dụng với sức khỏe mà mà mía còn phát huy tác dụng với làn da mẹ bầu. Đây cũng là một trong những điều giải đáp băn khoăn bà bầu ăn mía có tốt không. Trong thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố nên các mẹ phải đối mặt với tình trạng da xấu đi và các vấn đề về mụn. Trong mía có axit alpha hydro (AHA) giúp sản sinh sợi collagen trên da. Nhờ đó, ăn mía giúp làn các mẹ sáng hơn, giảm nếp nhăn và ngừa mụn.
Ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Biết đến lợi ích này, nhất định bạn sẽ trả lời có khi được hỏi bà bầu ăn mía có tốt không. Đó là khả năng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, hormone progesterone tăng mạnh, đường tiết niệu bị giãn khiến dòng chảy nước tiểu bị ảnh hưởng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối khi kích thước tử cung người mẹ lớn hơn đè vào niệu quản và thận. Hệ quả cũng gây ứ đọng nước tiểu trở thành môi trường ký tưởng vi khuẩn sinh sôi.
Và mía chính là “chiến thần” tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường tiết niệu của mẹ bầu. Không những thế, bảng thành phần của mía còn có vitamin C và một số chất chống oxy hóa tăng khả năng miễn dịch, chống lại sự tấn công của các loại nấm, vi khuẩn, virus.
Hàm lượng mía nên bổ sung cho bà bầu
Nếu dung nạp quá nhiều mía có thể làm thai nhi nhiễm khuẩn máu. Ăn nhiều mía hay uống nhiều nước mía cũng nạp một lượng đường lớn vào cơ thể, mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn mía 3 – 4 lần/tuần. Với nước mía, mẹ cũng không nên uống quá 200ml/ngày. Trường hợp thai phụ tiền sử rối loạn dung nạp đường hoặc tiểu đường thai kỳ thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về hàm lượng phù hợp.
Thời điểm bà bầu nên ăn mía
Từ xa xưa, ông bà ta quan niệm không sử dụng mía trong giai đoạn 3 tháng đầu vì có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, nếu bổ sung đúng cách, không quá hàm lượng thì mía vẫn là một trong những loại thực phẩm tốt cho cả thai kỳ.
Theo đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mía, uống nước mía từ khi phát hiện mình có em bé. Dù thế, bạn cần lưu ý về hàm lượng để tránh gây những hệ quả đáng tiếc. Đặc biệt, nước mía dễ uống, lại giải nhiệt tốt nên nhiều mẹ có xu hướng uống nhiều mà không để ý đến hàm lượng đường.
- Giai đoạn 3 tháng đầu: Bà bầu nên uống 150ml nước mía thêm chút gừng để giảm triệu chứng ốm nghén.
- Giai đoạn 3 tháng giữa: Tránh lượng đường dung nạp tăng đột ngột, các mẹ chỉ nên uống nước mía 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tối đa 200ml.
- Giai đoạn 3 tháng cuối: Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao của thai nhi thời điểm này, mẹ có thể uống nước mía khoảng 200ml mỗi ngày.
Những lưu ý khi cho bà bầu khi ăn mía
Không chỉ giải đáp thắc mắc của nhiều chị em về việc bà bầu ăn mía tốt không, Biostime gửi đến bạn những điều cần chú ý sau đây:
- Các mẹ chọn mía tươi, thân không có đốm đỏ hoặc đã bị đổi màu. Đồng thời, mẹ nên mua mới khi muốn ăn, không nên tích trữ ăn dần. Bởi mía để lâu, kể cả bảo quản trong tủ lạnh cũng bị biến chất, không tốt cho cả mẹ và bé.
- Tốt nhất mẹ bầu nên uống nước mía ngay khi vừa ép xong. Bạn cũng nhớ dặn người bán cho ít đá vì thai phụ dễ bị lạnh bụng dẫn đến khó tiêu.
- Không ăn mía, uống nước mía vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Mẹ đang bị đau bụng, tiêu chảy, viêm dạ dày, bệnh đường ruột không nên cho mía vào thực đơn.
- Tuy mía sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi nhưng mẹ bầu vẫn cần bổ sung đa dạng nhóm chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi bà bầu ăn mía có tốt không của nhiều chị em. Ăn mía, uống nước mía cung cấp một lượng chất và vitamin cần thiết cho thai phụ. Nhưng các mẹ cần chú ý đến hàm lượng mía ăn/uống để không gây tác dụng ngược. Nếu có băn khoăn hay dấu hiệu bất thường về việc sử dụng mía trong thai kỳ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.