Có nên dặm thêm sữa ngoài cho trẻ sơ sinh không là vấn đề được các bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Có rất nhiều lý do khiến các mẹ ra quyết định này như mẹ chuẩn bị đi làm, mẹ không đủ sữa cho bé bú,… Khi đó, việc kết hợp sữa mẹ và sữa công thức là phương án tối ưu nhất cho cả mẹ và bé.
Khi nào cần cho trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài?
Một số trường hợp mẹ cần cho các bé ăn sữa ngoài:
- Không đủ cân nặng tiêu chuẩn
Khi theo dõi cân nặng, nếu mẹ thấy bé không đủ cân nặng tiêu chuẩn, nghĩa là lượng sữa của mẹ chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé. Hãy cho bé ăn thêm sữa ngoài để bổ sung phần bị thiếu hụt.
- Mẹ thiếu sữa, trẻ có dấu hiệu ăn chưa đủ no
Mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như từng phẫu thuật ngực, phụ nữ lớn tuổi, bé bú không tốt khiến sữa tiết ra không đủ cho bé bú. Trong trường hợp trẻ đã bú hết lượng sữa và đòi bú tiếp nhưng mẹ không còn để đáp ứng nhu cầu của trẻ thì có thể bổ sung sữa ngoài.
- Mẹ không thể vắt sữa
Khi bắt đầu đi làm sau sinh, mẹ cần phải ngừng cho con bú. Vì việc vắt sữa ở công ty khiến mẹ cảm thấy căng thẳng và bất tiện. Lúc này, cần bổ sung sữa công thức trong thời gian đi làm, duy trì cho con bú trước và sau khi mẹ đi làm về.
- Mẹ không đủ khả năng cho con bú
Mẹ nên cân nhắc cho trẻ uống thêm sữa ngoài khi không đủ khả năng cho con bú do các bệnh sinh lý. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi để bé uống sữa ngoài cũng như nghe tư vấn và chữa trị bệnh sớm nhất có thể.
Có nên dặm thêm sữa ngoài cho trẻ sơ sinh không?
Các chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng, sữa mẹ là nguồn thực phẩm duy nhất cho bé cho đến tuổi ăn dặm (thường là từ 6 tháng, tùy thuộc vào trẻ).
Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bất khả kháng như mẹ thiếu sữa, mẹ mắc các bệnh sinh lý hay sử dụng những loại thuốc đặc biệt,… khiến mẹ không thể cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con. Khi đó, sữa công thức là phương án tốt nhất cho cả mẹ và bé nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.
Tiêu chí so sánh | Sữa mẹ | Sữa công thức |
Chất đề kháng | Cung cấp dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh. | Có các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng hoặc không, tuy nhiên không bằng sữa mẹ. |
Nước | Lượng nước đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể bé. | Lượng nước phụ thuộc vào chỉ dẫn pha chế của nhà sản xuất. |
Chất béo | Có nhiều chất béo và dễ hấp thu. | Lượng chất béo ít và cũng khó hấp thu hơn sữa mẹ. |
Protein | Lượng Protein vừa đủ cho sự phát triển của trẻ và dễ hấp thu. | Lượng Protein nhiều hơn, có thể gấp đôi trong sữa mẹ. |
Vitamin và khoáng chất | Nếu mẹ ăn uống đủ chất thì bé sẽ hấp thu đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết trong 6 tháng đầu. | Tùy vào loại sữa, hãng sữa mà lượng vitamin và khoáng chất có thể nhiều hoặc ít hơn so với sữa mẹ. |
Carbonhydrate | Hàm lượng Carbohydrate cao, đây được xem là nguồn năng lượng chính cho sự phát triển của bé. | Lượng Carbohydrate ít hơn so với sữa mẹ. |
Mùi vị | Tùy vào chế độ ăn uống của người mẹ, mùi vị sữa có thể thay đổi. | Lại sữa khác nhau sẽ có mùi vị khác nhau, mẹ nên chọn loại sữa có mùi vị kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn. |
Mặc dù không thể bằng sữa mẹ, nhưng sữa công thức có thể được bổ sung trong trường hợp mẹ không đủ sữa để đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 6 tháng đầu, bé có thể sẽ khó thích ứng với một số thành phần trong sữa ngoài. Đây là trường hợp bình thường, mẹ có thể tham khảo một số lưu ý ở nội dung sau.
Tác dụng phụ khi cho trẻ sơ sinh ăn cả sữa mẹ và sữa ngoài
Khi bé ăn cả sữa mẹ và sữa ngoài, đặc biệt với các sản phẩm chất lượng chưa cao có thể xảy ra một số tác dụng phụ như sau:
- Táo bón
Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài bị táo bón không phải trường hợp hiếm. Khi trẻ uống sữa công thức, phân của trẻ sẽ trở nên cứng hơn (tương tự khoảng độ đặc của bơ đậu phộng), có mùi mạnh hơn và màu nâu. Trẻ sẽ ít đại tiện hơn bình thường.
- Dị ứng
Nếu trẻ uống sữa công thức mà có những biểu hiện như nôn mửa, phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy,… thì có thể bé không thể dung nạp đường sữa hoặc dị ứng với protein sữa bò, đậu nành có trong sữa công thức. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
Trường hợp nặng hơn, bé có thể sưng mặt hoặc môi, thở khò khè, khó thở,… có thể đe dọa đến tính mạng. Bố mẹ hãy gọi cấp cứu đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức
- Giảm khả năng tiết sữa ở mẹ
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ tiết ra, đó là nhu cầu của bú sữa của trẻ. Trẻ bú nhiều sẽ làm cho lượng sữa mẹ tiết nhiều hơn, còn nếu trẻ bú ít thì lượng sữa mẹ sẽ ít dần.
Hướng dẫn bổ sung sữa công thức cho trẻ đúng cách
Khi mới bắt đầu, trẻ có thể chưa quen với việc ăn sữa ngoài. Đó là do bé đã quen với mùi cơ thể mẹ và thích sữa mẹ hơn. Khi đó, trẻ sơ sinh có thể từ chối sữa công thức trong bình. Mẹ hãy cố gắng một thời gian để bé làm quen với mùi vị thức ăn mới.
Mẹ nên tham khảo cách kết hợp giữa sữa mẹ và sữa ngoài để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con:
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sau khi cho bé bú sữa, nên nên bổ sung thêm cho bé một lượng sữa công thức nhất định. Đây là cách vừa đảm bảo bé nhận đầy đủ dưỡng chất vừa kích thích tuyến sữa mẹ đều đặn.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi: Cho bé bú luân phiên 1 cữ sữa mẹ – 1 cữ sữa công thức. Sữa mẹ sẽ được giảm dần và thay vào là các thực phẩm bổ sung khác, giúp bé thích nghi với việc cai sữa.
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý:
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ưu tiên nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Mẹ nên tăng lượng sữa ngoài cho bé dùng mỗi ngày. Vì nhu cầu sữa sẽ tăng lên khi bé càng lớn.
- Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nếu sữa mẹ đủ cho bé, thì hãy hạn chế sử dụng sữa ngoài.
- Lượng sữa bổ sung phải phù hợp. Sau khi cho bé bú hết sữa mẹ mà bé vẫn quấy khóc, khi đó mẹ hãy cho bé ăn thêm sữa bột. Và nên tìm hiểu trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài mấy tiếng 1 lần. Mỗi lần ăn, mẹ sẽ pha từ từ nửa muỗng rồi đến 1 muỗng, qua đó căn lượng sữa mẹ thiếu hụt.
- Hiện nay, rất nhiều dòng sữa công thức cải tiến mang lại hiệu quả vượt trội cho sự phát triển của bé. Trong đó, sữa dê Úc, sữa bò Úc Biostime là một lựa chọn thông thái của mẹ dành cho con.
– Liên kết chất béo SN-2 Palmitate: Hỗ trợ trẻ ăn ngon, ngủ ngon, hấp thu tốt
– Hệ lợi khuẩn chuyên biệt
– Hấp thu nhanh, tiêu hoá tốt: Chứa 13 tỷ lợi khuẩn/100ml sữa
– DHA & ARA X2: Hỗ trợ phát triển trí não toàn diện
Với sản phẩm sữa dê Úc còn có thêm đạm dê cao cấp, hỗ trợ tiêu hoá tốt, dễ dàng hấp thu, giảm nguy cơ dị ứng.
Có nên dặm thêm sữa ngoài cho trẻ sơ sinh được các bà mẹ tìm hiểu cẩn thận, vì nó liên quan đến sự phát triển của các con. Đối với vấn đề này, mẹ nên nói chuyện với những chuyên gia để nhận được lời khuyên, và đọc thêm nhiều sách tham khảo, trang web uy tín để tìm ra các giải pháp khi cho trẻ ăn sữa công thức. Đây là một hành trình dài, cần sự kiên nhẫn của cả mẹ và bé, để con được lớn lên an toàn và khỏe mạnh.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.