Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Hiểu đúng để giảm an toàn

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh khiến trẻ giật mình, vặn mình, ngủ không sâu giấc được các chuyên gia nhận định là không có cơ sở khoa học. Chính quan niệm sai lầm này khiến không ít cha mẹ tìm cách chữa lông bẹn ở trẻ và để lại những biến chứng khôn lường. 

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh khiến trẻ giật mình, vặn mình chưa phải thông tin chuẩn

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là lông tơ, lông măng, lông cáy, lông quắm… là lớp lông phủ khắp lưng của bé, mềm và mịn. Lông đẹn thường xuất hiện từ rất sớm.

Ngay từ tuần 16 – 20 trong bào thai, bé đã mọc rất nhiều lông tơ. Chúng bao phủ toàn bộ cơ thể trẻ, ngoại trừ những nơi không có nang lông như môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân và bộ phận sinh dục.

Trong tám tuần cuối của thai kỳ, lông đẹn ở trẻ sơ sinh bắt đầu rụng. Lông rụng sẽ trộn lẫn với nước ối và trở thành một phần thức ăn đầu tiên của bé. Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát phân đầu tiên của bé (phân su) có xem rất nhiều lông tơ, có màu sắc từ sáng đến tối. 

Hầu hết lông sẽ rụng đi trước khi sinh ra đời. Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh lông vẫn chưa rụng hết. Lông đẹn sẽ tiếp tục rụng khi bé được 4 – 5 tháng tuổi. 

Những nguy cơ khi trẻ sơ sinh nhiều lông đẹn ở lưng

Bé Ngô Quang Đ (10 ngày tuổi) sinh non 8 tháng. Khi vừa sinh ra, bé khá yếu ớt và thường xuyên quấy khóc. Đặc biệt, toàn thân bé xuất hiện một lớp lông màu vàng nhạt mịn màng. Ở lưng lại có nhiều chấm đen. Bà nội bé cho rằng, bé quấy khóc, vặn mình vì lông đẹn và tìm cách tẩy sạch lớp lông này.  

Theo quan niệm dân gian, không chỉ bà bé Đ mà còn rất nhiều mẹ đổ lỗ cho lớp lông đẹn gây nên tình trạng vặn mình, quấy khóc và thức giấc nhiều lần. Trong khi đó, các mẹ lại quên mất một số nguyên nhân phổ biến như bé thiếu canxi và cần tắm nắng và bổ sung canxi đầy đủ. 

Theo các bác sĩ nhi khoa, lông đẹn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất bình thường ở trẻ. Đây là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Chúng đảm nhiệm vai trò bảo vệ làn da bé tránh va đập trong buồng tử cung và giữ ấm cho bé. Những sợi lông tơ chuyển động trong buồng ối và gửi rung động đến các thụ thể cảm giác của bé. Những thụ thể này kích thích sự phát triển hệ thần kinh cảm giác và các nội tiết tố khác của bé khi còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu sau 4 – 5 tháng, lông phát triển quá nhiều, không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo đó là một túm lông ở xương sống thì rất có thể là triệu chứng trực ở hệ thần kinh trẻ. Cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả. 

Có nên thực hiện các cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh tại nhà?

Nhiều gia đình lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị lông đẹn. Vậy có nên trị tại nhà và phải trị như thế nào? Dưới đây là một số thông tin gợi ý mà các gia đình có thể tham khảo.

Hiểm hoạ từ các phương pháp dân gian trị lông đẹn

Với những trẻ sơ sinh nhiều lông đẹn ở lưng, nhiều bậc phụ huynh áp dụng một số phương pháp dân gian như:

  • Thoa hỗn hợp lòng trắng trứng gà cùng nước cốt chanh lên người để đánh lông đen. Sau đó xoa bột mì lên để loại bỏ lông. 
  • Cho trẻ sơ sinh uống sữa tươi giúp xử lý lông đẹn.
  • Đun nước cây đậu ván tắm cho trẻ loại bỏ lông đẹn.
  • Ngâm bún tươi từ 4 – 5 ngày, sau đó lấy nước này tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị lông đẹn.
  • Lấy lá vông vai tẩy lông đẹn cho trẻ.
  • Sát lá trầu không lên người trẻ.
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Không nên sát lá trầu không lên người trẻ

Trên các diễn đàn, mạng xã hội hiện nay, các mẹ truyền tai nhai các cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh như trên. Tuy nhiên, các phương pháp này do truyền miệng mà chưa hề có bất ký dẫn chứng khoa học. Thậm chí, một số mẹ đã khiến trẻ gặp hậu quả khó lường. 

Đã từng có trường hợp trẻ sơ sinh được người lớn dùng lá trầu không pha mật ong chà lên lưng bé cho lông rụng. Kết quả, mấy ngày sau, lưng bé xuất hiện nhiều mủ trắng. Bé không giảm quấy khóc mà thậm chí khóc nhiều hơn. Gia đình phải nhanh chóng đưa vào viện để khắc phục. 

Xem thêm: Review 15+ loại sữa tắm trẻ sơ sinh cho da nhạy cảm tốt nhất

Vậy có nên tẩy lông đẹn cho trẻ không? – Chuyên gia giải đáp

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, Trưởng bộ môn Nhi (ĐH Y Hà Nội) nhận định, tẩy lông đẹn ở trẻ sơ sinh là phương pháp làm truyền miệng. Về mặt khoa học không có cơ sở thực tiễn. Trong y học, không hề có bệnh nào là bệnh lông đẹn. 

Tiến sĩ cũng cho biết thêm, tẩy lông đẹn bằng trứng gà trộn nước cốt chanh hay các phương pháp khác đều không tốt cho trẻ. Dùng trứng gà sống cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn. Thậm chí, trẻ có thể bị lây mầm bệnh của cúm gia cầm từ trứng gà sống. Thêm vào đó, nước cốt chanh chứa nhiều acid không tốt cho làn da của trẻ. 

Quan điểm lông đẹn gây vặn mình, quấy khóc là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hiện tượng trẻ hay rướn người, vặn mình là biểu hiện hết sức mình thường. Chỉ khi nào các triệu chứng kèm theo bất thường như trẻ sơ sinh lười bú, ngủ không ngon, rụng tóc, sút cân, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy… thì cần lưu ý và đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị.

Sau mỗi lần tắm, lông đẹn ở trẻ sẽ rụng dần đi một chút cho đến khi hết. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn và tắm rửa đều đặn thường xuyên cho trẻ mới có tác dụng. 

Lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Sau mỗi lần tắm, lông đẹn ở trẻ sẽ rụng dần đi một chút cho đến khi hết

Một số lưu ý giúp giảm lông đẹn ở trẻ an toàn

  • Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp massage body cho trẻ sơ sinh để giảm bớt tình trạng lông đẹn. Thông qua massage, trẻ không chỉ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ăn ngon, ngủ ngoan hơn mà còn tăng cường sức đề kháng và phát triển thể chất tốt nhất.
  • Không tự ý bôi bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào cho trẻ để trị lông đẹn. Một số loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể vô tình gây dị ứng, thậm chí nhiễm trùng da ở trẻ. 
  • Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp dân gian, truyền miệng bằng trứng gà, nước cốt chanh để loại bỏ lông đẹn. Những cách làm này dễ khiến da trẻ bị tổn thương, mưng mủ…

Có thể nói, trị lông đẹn ở trẻ là không nên. Các các cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh trên có thể là nguyên nhân truyền nhiễm các loại bệnh như cúm gia cầm, viêm da, mưng mủ, nhiễm trùng huyết… Chính vì vậy, hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, các gia đình sẽ hiểu hơn về tình trạng lông đẹn ở trẻ sơ sinh và tránh gây ra những tổn thương nguy hiểm trên da trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *