Trẻ sơ sinh thở mạnh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở mạnh khiến nhiều bố mẹ lo lắng, nhất là khi nhịp thở của bé khác biệt so với người lớn. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh là tình trạng gì và có nguy hiểm không, hãy cùng Biostime tìm hiểu trong bài viết này. 

Nhịp thở bình thường ở trẻ sơ sinh

Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác so với người lớn, ngắn hơn và thường không ổn định. Đây là hiện tượng bình thường, do cấu tạo sinh lý đường thở chưa hoàn thiện, đồng thời phổi vẫn đang tập vận hành từ khi trẻ được sinh ra.

trẻ sơ sinh thở mạnh
Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác so với người lớn, ngắn hơn và thường không ổn định

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ 1 tháng tuổi sẽ có nhịp thở là 40-50 nhịp/phút khi đang trong điều kiện thường. Trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ giảm xuống còn 35-40 nhịp/phút. Trong đó, hoạt động thở sẽ diễn ra theo chu kỳ. Giữa mỗi nhịp thở, bé sẽ nghỉ khoảng 5 giây.

Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không? Câu trả lời là không. Nhịp thở bé yêu nhanh, mạnh mà không có dấu hiệu bất thường kèm theo là bình thường, không đáng lo ngại và dần biến mất khi trẻ lớn lên. 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thở mạnh

Dù trẻ sơ sinh thở nhanh không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng phụ huynh cần theo dõi từng dấu hiệu. Để xác định nhịp thở của con, bố mẹ nên tranh thủ lúc bé đang ngủ, ôm con vào lòng, đếm nhịp cử động lên xuống ở ngực và bụng con. Bạn đếm liên tục trong khoảng 1 – 2 phút. Nếu nhịp thở của con quá nhanh, vượt 60 lần/phút cũng là một trong những tín hiệu cần lưu ý. 

Trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh nhưng không rút lõm lồng ngực, bú mẹ và sinh hoạt bình thường thì bố mẹ yên tâm. Nhưng nếu con thở mạnh kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì cần sự quan tâm theo dõi sát sao. Đặc biệt, với trẻ sinh non hoặc sinh bằng phương pháp mổ lấy thai càng cần lưu tâm nhiều hơn: 

  • Trẻ thở mạnh, chậm, khi hít thở nghe có tiếng rít, xuất hiện tình trạng rút lõm ở lồng ngực
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh khò khè có thể nghe thấy tiếng
  • Hơi thở gấp, lồng ngực của trẻ rung lên
  • Em bé ho khan dai dẳng hoăc ho sâu
  • Trong tiếng thở nghe tiếng ngáy, có chất nhầy ở mũi.

Khi phát hiện trẻ xuất hiện một trong những biểu hiện trên, khả năng cao trẻ mắc vấn đề hô hấp. Đó có thể là dị ứng, bệnh hen suyễn, viêm phế quản,… Cùng với những dấu hiệu khác như sốt, quấy khóc, chán ăn… chắc hẳn em bé đang vô cùng khó chịu trong người. Khi đó, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 

trẻ sơ sinh thở mạnh
Bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy tình trạng trẻ thở ngày càng bất thường

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh

Thực tế, khi ngủ nhịp thở của trẻ cũng mạnh hơn khi thức. Tại sao trẻ sơ sinh thở mạnh lúc ngủ? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Lý do đầu tiên đương nhiên phải nhắc tới mặt sinh lý liên quan đến cấu trúc đường thở. Tiếp theo có thể do dị ứng vì tiếp xúc với phấn hoa, lông chó, lông mèo hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột. Ngoài ra, một phần lý do cũng có khả năng do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vì sức đề kháng của bé còn yếu. 

Các bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ. Khi phát hiện bất thường, liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng dẫn xử trí ban đầu. Tuyệt đối không lơ là để không xảy ra những tình huống đáng tiếc. 

Thêm vào đó, bạn cũng có thể áp dụng hai cách dưới đây hỗ trợ giúp trẻ dễ chịu hơn khi thở mạnh lúc ngủ:

  • Thay đổi tư thế ngủ quen thuộc của con và kiểm tra nhịp thở của trẻ. Nếu trẻ không còn thở mạnh nữa thì tiếp tục duy trì tư thế ngủ đó về sau. Nếu không, bố mẹ cố gắng thử thêm một vài tư thế khác sao cho con thoải mái nhất. 
  • Việc làm sạch đường thở rất quan trọng với trẻ thở mạnh, thở nhanh. Chìa khóa của việc này nằm ở cách vệ sinh mũi, loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn giúp đường thở thông thoáng. Theo đó, mẹ dùng nước muối sinh lý đủ ấm nhỏ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi của bé, kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần. Những bé thở mạnh khi ngủ mức độ thường xuyên thì mẹ tăng lên nhỏ 2 lần/ngày. 

Cách chăm sóc em bé sơ sinh thở mạnh

Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh thở mạnh. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp duy trì, nâng cao sức khỏe đồng thời giúp bé bớt khó chịu trong nhiều trường hợp. Bố mẹ nên ghi ngay vào sổ tay những cách sau để thực hiện: 

  • Đảm bảo trẻ sơ sinh uống nước cần thiết hằng ngày
  • Nếu con có chất nhầy ở mũi, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch, giúp đường thở thông thoáng hơn
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, bằng bồn tắm hay vòi sen đều được, tốt nhất nên tắm ở phòng kín gió  
  • Chuẩn bị những bài nhạc con yêu thích, ưu tiên những bài có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu. Tránh nhạc quá sôi động, tránh để con nhảy theo nhạc làm nhịp thở mạnh và dồn dập hơn. 
  • Đặt bé ngồi hoặc nằm chơi ở vị trí mà con yêu thích, nên chọn chỗ thoáng mát về mùa hạ và ấm vào mùa đông. 
trẻ sơ sinh thở mạnh
Hãy để trẻ nằm ở nơi thoáng mát để trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm tình trạng thở mạnh

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh thở mạnh ở bụng cần đi khám bác sĩ

Bé sơ sinh thở nhanh, mạnh dù không quá đáng ngại về sức khỏe nhưng cũng không thể chủ quan. Ngoài theo dõi nhịp thở, một số dấu hiệu có thể xử lý tại nhà, vẫn có những trường hợp bất thường, cấp tính cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Bé thở mạnh, ngủ sâu, ngủ li bì, khó đánh thức
  • Con bỗng nhiên bỏ bú, chán ăn hoặc bú kém, ăn kém hơn rất nhiều so với mọi ngày
  • Khoảng ngưng thở trong chu kỳ mỗi nhịp kéo dài quá 10 giây
  • Vùng môi và mặt của trẻ tím tái, từng hơi thở thấy rút lõm phần cơ ngực
  • Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng kèm theo sốt cao trên 38 độ C hoặc sốt liên tục nhiều giờ liền không cắt được sốt. 

Với những trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên chần chừ hoặc cố gắng làm các phương pháp khác theo bất cứ thông tin trên internet hay kinh nghiệm dân gian truyền miệng nào để tránh những hệ quả đáng tiếc cho bé yêu. 

Trên đây là thông tin Biostime chia sẻ cùng các bố mẹ về việc trẻ sơ sinh thở mạnh. Đây không phải vấn đề “kinh khủng” nhưng phụ huynh luôn cần quan sát, theo dõi kỹ nhịp thở của con. Đặc biệt, không tự ý dùng thuốc nam, thuốc bắc, kháng sinh hay áp dụng các phương pháp không đúng cách khác. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn và chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay