Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú chính là cách mà trẻ báo hiệu cho cha mẹ biết những bất thường, khó chịu trẻ đang gặp phải. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào. Trẻ khó chịu, cha mẹ cũng rất căng thẳng. Do đó, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc khi bú để có hướng giải quyết tốt nhất.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú
Trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú có thể ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của trẻ; khiến trẻ chậm lớn và dễ ốm vặt hơn. Theo các bác sĩ nhi khoa, tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc khi bú mẹ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
Trẻ sơ sinh khóc khi bú do chưa ngủ đủ giấc
Giấc ngủ của trẻ bị cắt ngang, ngủ chưa đủ giấc, đang ngủ thì bị giật mình, bị đánh thức…, trẻ sẽ cáu kỉnh và khó chịu. Khi đó, nếu mẹ cho bú, trẻ sẽ khóc nhiều, thậm chí bỏ bú vì giấc ngủ bị trì trệ. Nếu thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh bú khi đang ngủ thì mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc cân nhắc tình trạng thực tế của bé trước khi quyết định.
Trẻ sơ sinh khóc không chịu bú vì đang khó chịu trong người
Nếu trước đó trẻ vẫn bú ngoan, đòi bú và bú nhiều nhưng đột nhiên hôm nay lại trở nên cáu gắt khi bú mẹ, bú ít, thậm chí là bỏ bú và khóc nhiều thì cha mẹ cần lưu ý. Đây có thể là lúc trẻ đang bị khó chịu trong người.
Một số vấn đề khó chịu khiến trẻ sơ sinh hay khóc khi bú mẹ bao gồm:
- Trẻ mọc răng dẫn đến đau nhức nướu, sưng lợi hoặc bị nóng trong.
- Đau rát họng, ngạt mũi, cảm cúm, viêm tai
- Nhiệt miệng, bị tưa lưỡi.
- Trào ngược dạ dày hoặc bị đầy hơi.
- Trẻ bị đói hoặc buồn ngủ…
- Trẻ bị viêm da dị ứng, bị ngứa do côn trùng đốt hay bị dị tật cào xước gây tổn thương…
Trẻ sơ sinh quấy khóc bỏ bú do chất lượng sữa mẹ
Sữa mẹ không đều, sữa có mùi lạ hay đầu ti của mẹ không phù hợp cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú và trẻ sơ sinh lười bú thường gặp. Cụ thể.
- Sữa mẹ không đều:
Nếu sữa mẹ tiết quá nhiều, bú không kịp sẽ khiến trẻ dễ khóc, dễ bị ho hay bị sặc sữa. Ngược lại, nếu thấy trẻ nhả ti, cong người nằm sát vào ngực mẹ thì tức là sữa mẹ đang tiết chậm, bé rất dễ càu nhàu và bỏ bú.
- Sữa mẹ không đủ:
Khi mẹ quá ít sữa không đáp ứng được nhu cầu bú của trẻ, từ đó gây ra tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đòi bú liên tục. Lúc này, mẹ nên tìm giải pháp để kích sữa về nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu của con trong suốt 6 tháng đầu đời.
- Lượng sữa hai bên vú của mẹ mất cân bằng:
Hai bầu vú của mẹ thường sẽ có kích thước và lượng sữa khác nhau. Dẫn đến tình trạng trẻ đã quen và chỉ thích bú một bên, khi mẹ đổi sang vú còn lại trẻ sẽ quấy khóc, bỏ bú.
- Sữa mẹ có mùi lạ:
Chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mùi sữa mẹ. Nếu mẹ ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi…sẽ làm sữa có mùi lạ. Khi bú, trẻ sẽ cảm nhận được “sự khác lạ” từ sữa mẹ và lập tức bỏ bú.
- Đầu ti không phù hợp với trẻ:
Một số mẹ có đầu ti quá nhỏ, quá to hay bị thụt sâu có thể khiến trẻ dễ bị tuột ti mẹ, bị ngợp, lâu ngày khiến trẻ bị cáu gắt khi bú mẹ.
Bé không muốn bú mẹ
Vào một ngày, mẹ đột nhiên thấy bé nhả ti ngay khi bắt đầu cho bú hay trẻ không chịu bú. Mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi có thể do trẻ không đói nên không muốn bú mẹ. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ chỉ nên dỗ cho bé nín và tuyệt đối không nên ép bé bú.
Trẻ sơ sinh khóc khi bú do sử dụng sữa công thức sai cách
Một số trẻ sơ sinh bú bình và sử dụng sữa công thức. Trong trường hợp này nếu thấy trẻ quấy khóc và bỏ bú, mẹ cần lưu ý kiểm tra lại:
- Bình sữa của trẻ
Kiểm tra bình sữa, đặc biệt là núm vú xem có phù hợp với trẻ hay không. Bởi khi sử dụng núm vú quá to, nhiều tia sữa hoặc núm vú quá nhỏ, ít tia sữa không phù hợp với nhu cầu của trẻ sẽ khiến trẻ cáu gắt khi bú.
- Loại sữa công thức mà trẻ sử dụng
Một số loại sữa công thức kém chất lượng, hương vị quá nhạt hoặc quá ngọt, mùi nồng… cũng sẽ khiến trẻ khó chịu và cáu gắt, quấy khóc khi ăn, thậm chí bỏ bú.
Cách giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú
Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đòi bú liên tục hay trẻ sơ sinh quấy khóc bỏ bú khá thường gặp. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu chất, chậm lớn, sức đề kháng kém… Do đó, sau khi đã tìm ra nguyên nhân, cha mẹ nên có hướng giải quyết tình trạng này nhanh chóng để trẻ sớm trở lại nếp sinh hoạt hàng ngày.
Cải thiện chất lượng sữa mẹ
Không những chất lượng mà số lượng cũng cần được cải thiện. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, thức ăn lợi sữa. Đồng thời kết hợp thêm các thao tác massage ngực trước khi cho con bú để giúp ổn định dòng sữa hơn.
Để tránh gây khó chịu làm trẻ sơ sinh khóc không chịu bú, mẹ nên hạn chế ăn các loại thức ăn có mùi để tránh ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ.
Điều chỉnh tần suất và cách cho bé bú khoa học
- Cho trẻ bú đúng thời điểm:
Mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu khi trẻ bị đói như rúc vào bầu ngực của mẹ, miệng nhóp nhép… để kịp thời cho trẻ bú đúng lúc. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho trẻ bú theo đúng thời điểm trẻ muốn bú, hỏi chuyên gia khoa nhi về việc có nên cho trẻ sơ sinh bú đêm, không nên ép trẻ phải bú trong khi đã bú quá nhiều, tránh tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc bỏ bú.
- Cho trẻ bú đúng cách:
Mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế bú để giúp trẻ thoải mái hơn và tránh bị sặc khi bú. Một gợi ý mẹ có thể đặt trẻ nằm nghiêng, tay nâng lưng bé, để miệng bé áp dưới núm vú của mẹ. Khi sữa mẹ ra quá nhiều, mẹ cần nặn bớt sữa du và hết sức chú ý khi trẻ bú để tránh tình trạng sặc sữa.
- Đổi bên ngực cho trẻ bú thường xuyên:
Khi nhận thấy trẻ khó chịu với tư thế bú dẫn đến quấy khóc, mẹ nên đổi sang tư thế khác; nếu trẻ khó chịu khi bú một bên ngực thì có thể đổi sang bên ngực còn lai. Sau khi cho con bú, để con nằm trên gối chuyên dụng nhằm đảm bảo cổ của con ngủ không bị sai tư thế,.
- Ôm ấp khi cho trẻ bú:
Khi trẻ quấy khóc, mẹ hãy ôm ấp, vỗ về trẻ trong lòng hoặc áp dụng các phương pháp tiếp xúc trực tiếp da kề da để xoa dịu sự khó chịu cho trẻ.
- Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ:
Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh, nhất là khi bú mẹ. Do đó, mẹ có thể cho trẻ bú ở không gian yên tĩnh, ánh sáng nhẹ, hạn chế tiếng ồn, đồ chơi hay đồ trang trí quá nổi bật vì dễ làm trẻ phân tâm.
Đổi loại sữa công thức phù hợp với trẻ
Với trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa công thức mà quấy khóc, cha mẹ nên tìm hiểu loại sữa trẻ đang sử dụng có phù hợp với trẻ hay không. Một số loại sữa công thức có mùi nồng, vị đậm khiến trẻ không muốn sử dụng, dẫn đến việc vừa bú vừa khóc.
Ngoài ra, sữa công thức kém chất lượng khiến trẻ bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi bú.
Do đó, cha mẹ nên chọn loại sữa công thức chất lượng có hương vị gần giống với sữa mẹ để hợp với khẩu vị của trẻ. Đồng thời sữa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa thường gặp như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy hay dị ứng…
Hiện nay, dòng sữa công thức Biostime với hai loại là sữa dê Biostime và sữa bò Biostime đang được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn. Dòng sữa công thức Biostime xuất xứ từ Úc với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng công thức độc quyền dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sữa có hương vị thơm ngon giống với hương vị sữa mẹ nên được trẻ yêu thích.
Đặc biệt, với hệ lợi khuẩn Probiotics & Prebiotics có trong sữa bò Úc Biostime và sữa dê giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Từ đó trẻ ăn ngoan, ngủ ngon và phát triển toàn diện.
Đưa trẻ đi khám
Khi đã thử mọi cách nhưng trẻ sơ sinh khóc đòi bú liên tục hay tiếp tục bỏ bú kéo dài rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý. Khi đó, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời.
Trên đây là thông tin tổng hợp về vấn đề trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú. Mặc dù tình trạng này có thể khiến cha mẹ mệt mỏi, lo lắng, nhưng hãy bình tĩnh theo dõi trẻ và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.