Một trong những phản xạ tự nhiên của em bé mới ra đời là mút tay. Theo các chuyên gia, hành động mút tay vừa là cách biểu đạt sự lo lắng, căng thẳng của trẻ vừa thể hiện rằng bé đang đói. Mút tay lâu dần trở thành thói quen và không được khuyến khích vì sẽ đưa vi khuẩn vào cơ thể qua đường miệng. Hãy tìm hiểu cách hạn chế việc trẻ sơ sinh mút tay ngay sau đây.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết mút tay? Thực tế, nhiều đứa trẻ đã mút tay ngay từ khi chào đời. Đó chỉ đơn giản là một loại phản xạ không điều kiện lúc ban đầu. Nhưng nhìn chung, từ 2 – 3 tháng tuổi là giai đoạn trẻ thích mút tay nhất. Thông thường, đến khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ tự động bỏ mút tay nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn. Vậy tại sao bé sơ sinh lại hay mút tay như vậy?
Do đói bụng
Trẻ sơ sinh ăn ít, dẫn đễn đói bụng là nguyên nhân đầu tiên được đa số mọi người nghĩ đến về việc mút tay của trẻ. Hành động này là bản năng mà con muốn báo hiệu cho cha mẹ biết rằng con đang rất đói bụng. Và nếu ai đó hỏi trẻ sơ sinh mút tay ngón cái có ý nghĩa gì thì đáp án chính là biểu hiện đói và nhu cầu bú sữa của bé.
Tự xoa dịu bản thân
Hành động đưa tay lên miệng và mút đôi khi thể hiện sự căng thẳng của bé. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, việc mút tay giúp bé có cảm giác an tâm hơn như đang được bao bọc, chở che. Lúc này, thường bé sẽ mút ngón tay trỏ của mình. Các nghiên cứu đã chứng minh khi trẻ mút ngón trỏ, não sản sinh ra endorphin có tác dụng thư giãn rất tốt. Nên đây cũng được xem là câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh mút tay ngón trỏ có ý nghĩa gì.
Trẻ mọc răng
Thường trẻ mọc răng đầu tiên ở khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7. Khi răng bắt đầu nhú, phần nướu trẻ sẽ sưng lên khiến trẻ vô cùng khó chịu. Khi đó, mút tay làm dịu cảm giác đau hơn nhiều, từ đó bé cũng dễ chịu bớt quấy khóc. Nên cha mẹ thấy con thường xuyên mút tay, chảy nhiều nước dãi ở tầm tuổi trên thì khả năng cao là con mọc răng, cần chú ý đến bé hơn.
Sự phát triển của các giác quan
Sau sinh khoảng 2 – 3 tháng, các giác quan của bé có sự phát triển vượt trội, đặc biệt là xúc giác. Bé thích chạm tay vào mọi thứ, thích đưa tay vào miệng mút, gặm. Người lớn cố tình kéo tay bé ra sẽ khiến bé cáu giận, gào khóc. Đồng thời, bé sơ sinh mút tay cũng là biểu hiện của việc khám phá thế giới xung quanh. Con nhận thức sự hữu ích của đôi tay và muốn dùng chúng để tìm hiểu về vạn vật.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm và giải pháp cha mẹ cần lưu ý
Tác hại khi trẻ có thói quen mút tay
Trẻ sơ sinh mút tay có sao không? Đây là băn khoăn chung của nhiều phụ huynh khi thấy bé yêu hay mút tay. Trong giai đoạn sơ sinh, khi bé chủ yếu được bao bọc, môi trường sạch sẽ thì mút tay gần như không có hại. Nhưng để trả lời có nên cho trẻ sơ sinh mút tay hay không thì các chuyên gia khuyến cáo “không nên”. Bởi thói quen này có thể dẫn đến một số rủi ro như:
Mắc bệnh truyền nhiễm
Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều thứ nhất. Nhiều người lớn cũng có thói quen cầm tay trẻ nựng yêu. Khi bé mút tay, các vi khuẩn có hại và cả vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm từ tay bé xâm nhập vào cơ thể. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu nên càng dễ mắc bệnh hơn. Các bệnh thường mắc phải liên quan đến đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột, thủy đậu, tay chân miệng,… Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây nguy hiểm nếu tiến triển nặng.
Nôn trớ
Bé có thể bị nôn trớ sau khi ăn hoặc bú do mút tay quá mạnh, quá sâu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên hoàn toàn không có lợi cho trẻ. Thậm chí, nếu trẻ nôn trớ lại không được đặt đúng tư thế có thể bị ngạt, tăng nguy cơ đột tử sơ sinh. Nhiều bé còn có thói quen nhai đầu ngón tay làm tổn thương da, cũng là lý do dẫn đến nhiễm trùng vì tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập.
Biến dạng ngón tay
Không phải bé nào cũng dễ dàng “cai” việc mút tay. Nhiều trẻ sơ sinh mút tay liên tục cho đến khi 4 – 5 tuổi. Hành động mút tay lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ gây biến dạng xương ngón tay làm ngón tay trở nên bất thường. Cùng với đó, nếu không từ bỏ thói quen này, vào thời kỳ thay răng vĩnh viễn, mút tay sẽ gây tổn thương đến răng và hàm. Từ đó dẫn đến lệch khớp cắn, răng hô, hàm móm,… vừa mất thẩm mỹ vừa tác động tiêu cực đến chức năng răng miệng.
Nên làm gì khi mút tay ở trẻ sơ sinh?
Thói quen mút tay ở trẻ thường xuất hiện từ 2 tháng tuổi và duy trì trong khoảng 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ sơ sinh hay mút tay sau độ tuổi lên 2 cũng rất phổ biến. Và chắc chắn nếu cha mẹ cứ để con mút tay như một điều tự nhiên cũng nâng cao khả năng gặp rủi ro sức khỏe với con. Vì thế, quý vị phụ huynh cần biết cách hạn chế thói quen mút tay ở trẻ một cách khoa học, chứ không phải bắt ép.
Công nhận sở thích chính đáng của con
Dù biết việc mút tay không nên kéo dài và thường xuyên nhưng đây vẫn là một phần trong quá trình phát triển của con. Thay vì nhất quyết bắt con từ bỏ thói quen này ngay lập tức, cha mẹ hãy cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để bé yêu mút tay an toàn. Đơn giản nhất là cắt móng tay, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con, giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé,…
Đảm bảo trẻ không bị đói
Vì chưa thể diễn tả mong muốn bằng ngôn ngữ nên trẻ sơ sinh mút tay là cách để cha mẹ biết con bị đói. Để hạn chế em bé mút tay, các mẹ nên chú ý thật kỹ đến cữ ăn cũng như thời gian bú sữa của con trong ngày. Khi bé đủ no, tình trạng mút tay do quá đói bụng cũng giảm đi đáng kể.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh uống sữa bao nhiêu là đủ? Bảng ml sữa chuẩn cho bé
Dùng gặm nướu
Nếu nguyên nhân trẻ hay mút tay do mọc răng thì bạn có thể tìm mua gặm nướu an toàn cho con. Thay vì mút tay để giảm cơn ngứa lợi thì gặm nướu sẽ giải quyết triệt để vấn đề này. Bạn ưu tiên chọn loại gặm nướu chất liệu tốt, không chứa BPA hoặc các chất độc hại, thiết kế nguyên khối. Bạn nhớ thường xuyên vệ sinh, tiệt trùng món đồ này để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Gần gũi, động viên trẻ
Nếu nguyên nhân mút tay của bé là phản xạ tự nhiên khi căng thẳng, sợ hãi thì cha mẹ cần dành nhiều thời gian an ủi, khích lệ con hơn. Việc tạo tâm lý ấm áp sẽ giúp con cảm nhận được sự yêu thương, thấy an tâm, có động lực vượt qua khó khăn. Nhờ vậy, thói quen mút tay trong vô thức đương nhiên cũng được hạn chế.
Đánh lạc hướng trẻ
Để bé phân tâm, từ từ bỏ thói quen mút tay, phụ huynh cùng chơi với con một số trò chơi tay như kéo cưa – lừa xẻ. Liên tục đổi mới trò chơi, đồng hành với bé yêu một thời gian, bạn sẽ thấy cường độ trẻ sơ sinh mút tay giảm dần khi không chơi cùng người lớn.
Cha mẹ có thể tham khảo các cách chơi cùng trẻ sơ sinh nhằm thu hút sự chú ý của bé, đồng thời kích thích cho trí não phát triển.
Các cách chơi với trẻ sơ sinh để hạn chế bé mút tay
Tương tác với con trẻ là một trong những cách thúc đẩy trí tuệ nhanh chóng, cũng là một biện pháp xử trí khi con có thói quen mút tay.
- Đọc sách cho bé
- Nắm tay, xoa chân bé
- Bật nhạc hoặc hát cho bé
- Trò chơi ú òa
- Cho bé tiếp cận với các đồ vật có màu sắc tương phản
- Tích cực cho bé hoạt động, luyện tập các tư thế cơ bản.
Cách giảm dần thói quen mút tay ở bé sơ sinh không khó, quan trọng nhất là sự kiên trì và tỉ mỉ của cha mẹ. Bạn theo dõi con hằng ngày để tìm ra nguyên nhân mút tay thì chắc chắn sẽ áp dụng được cách thức hạn chế thói quen này phù hợp. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này về trẻ sơ sinh mút tay sẽ giúp ích cho bạn!