Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật là băn khoăn của nhiều người, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Trẻ bắt đầu biết trở mình là khởi đầu cho việc bé hoạt động nhiều hơn và có tầm nhìn xa hơn. Tùy từng mốc thời gian mà trẻ sơ sinh sẽ phát triển từng kỹ năng của mình, từ lật, lẫy, ngồi, trườn bò…
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật?
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật? Cha mẹ cần xác định rõ thế nào là hành động lật ở trẻ và thời điểm thông thường trẻ sẽ lật được để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Thế nào là lật ở trẻ sơ sinh?
Ban đầu, trẻ sơ sinh chỉ biết nằm ngửa. Thỉnh thoảng trẻ sẽ nghiêng sang trái hoặc phải. Đến một thời điểm nhất định, khi trẻ đã có khả năng kiểm soát đầu và cơ thể dần cứng cáp hơn, trẻ sẽ tự động lật để nằm úp (sấp) xuống. Đây được coi là hành động lật ở trẻ sơ sinh (hay còn được gọi là lẫy).
Khi được nằm sấp, trẻ sẽ từ từ nâng đầu và vai của mình lên cao, đồng thời sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Trẻ thực hiện động tác chống đẩy nhỏ nhằm tăng cường các cơ phục vụ cho hoạt động lẫy lật sau này. Và ngay khi trẻ tự lẫy được ở lần đầu tiên, trẻ sẽ cảm thấy ngạc nhiên và thích thú. Từ đó, trẻ lặp lại hành động lật nhiều lần.
Thời điểm trẻ sơ sinh biết lật
Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật? Dân gian có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi”. Như vậy có thể thấy từ xa xưa, các cụ đã đúc kết ra kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh rằng vào khoảng 3 tháng, trẻ sẽ biết lật. Tuy nhiên trên thực tế, không phải trẻ sơ sinh nào cũng lật vào thời điểm 3 tháng tuổi. Với một số trẻ có thể lẫy lật sớm trước khi bước vào tháng thứ 3. Nhưng cũng có một số trẻ không lật vào giai đoạn 3 tháng tuổi (dân gian vẫn thường gọi là trốn lẫy).
Đối với trường hợp trẻ “trốn lẫy”, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu trẻ vẫn bú sữa, ngủ, sinh hoạt đều đặn, cân nặng và chiều cao phát triển theo tỷ lệ chuẩn thì cha mẹ có thể yên tâm. Trường hợp trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng, quấy khóc, cơ thể ốm yếu… cha mẹ nên cho trẻ đi khám, kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Tình trạng thể chất ở từng thời điểm của trẻ
Bên cạnh vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật, cha mẹ cần lưu ý về sự phát triển thể chất của trẻ ở từng giai đoạn cụ thể.
Trẻ sơ sinh giai đoạn 0 – 2 tháng
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này sẽ dần dần phát triển các kỹ năng như:
- Nâng và quay đầu khi nằm ngửa.
- Bàn tay nắm đấm và cánh tay uốn cong.
- Cổ còn yếu, không thể tự nâng đỡ đầu khi bế bé ở tư thế ngồi hoặc dựng thẳng. Do đó cha mẹ cần dùng tay đỡ đầu bé.
Một số phản xạ nguyên thủy của trẻ bao gồm:
- Ngón chân hướng ra bên ngoài khi cha mẹ vuốt ve lòng bàn chân trẻ (phản xạ Babinski).
- Trẻ giật mình và phát ra tiếng kêu, mở rộng cánh tay giơ lên và kéo chúng về phía cơ thể khi nghe thấy âm thanh lớn, đột ngột.
- Trẻ nắm chặt ngón tay của bạn bằng lòng bàn tay.
- Phản ứng tìm núm vú khi má chạm vào và bắt đầu bú khi cảm nhận được núm vú chạm vào môi.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?
Trẻ sơ sinh giai đoạn 3 – 4 tháng
3 – 4 tháng là giai đoạn mà nhiều cha mẹ băn khoăn về vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật. Bởi ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu biết kiểm soát các hành động của chân và tay, tuy rằng các cử động chưa thực sự chuẩn và mềm mại. Trẻ có thể sử dụng hai tay làm việc cùng lúc, dù chưa thể cầm nắm thành thạo nhưng đã biết với, vuốt các đồ vật đến gần với mình hơn.
Đây cũng là thời điểm trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng mới biết lật của nhiều cha mẹ. Trẻ biết nâng thân trên, vai và đầu của mình lên bằng hai cánh tay khi nằm sấp. Phần cổ của trẻ đủ cứng cáp để nâng đỡ đầu khi trẻ được bế ở tư thế ngồi, tư thế thẳng đứng hoặc giúp trẻ ngẩng cao đầu khi lật.
Ngoài ra, trẻ bắt đầu biết kiểm soát cơ mắt và theo dõi các đồ vật, phân biệt các vật thể có màu sắc ít độ tương phản.
Trẻ sơ sinh giai đoạn 5 – 6 tháng
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này đang tập ngồi. Một số trẻ đã tự ngồi được mà không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Trẻ cũng bắt đầu biết cầm nắm các đồ vật hình khối, tuy nhiên chưa thành thạo trong việc sử dụng ngón tay cái. Về hoạt động toàn thân, trẻ có thể cuộn người từ phần lưng xuống phần bụng. Khi đặt trẻ nằm sấp, trẻ sẽ đẩy người lên bằng hai cánh tay để với đồ vật hoặc nâng vai và đầu để nhìn xung quanh.
Trẻ sơ sinh giai đoạn 6 – 9 tháng
Bước vào giai đoạn này, đa phần cha mẹ không còn lo lắng về việc trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật. Bởi đây là giai đoạn trẻ đã biết ngồi và đang tập đứng lên, ngồi xuống. Một số trẻ cứng cáp còn có thể vừa nắm tay người lớn vừa bước đi hoặc bám vào thành giường, cạnh bàn để tập đi (thường được gọi là đi men).
Dấu hiệu trẻ đã biết lật bao gồm:
- Bé tự nhấc cao đầu, chống tay và đỡ được phần đầu và ngực
- Khi được đặt nằm, bé tự đung đưa tay chân, hướng lên trên
- Bé thích nằm nghiêng hơn nằm ngửa
- Bé có phản xạ lại gần các đồ vật xung quanh
- Bé dễ dàng chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp.
Cha mẹ cần lưu ý, mỗi giai đoạn sơ sinh, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng riêng phù hợp với thể chất của mình. Do đó, cha mẹ nên chú ý đến từng thay đổi của trẻ để nắm bắt và có những hoạt động phù hợp nhằm kích thích trẻ phát triển tốt nhất.
Xem thêm: Wonder Weeks là gì? Tìm hiểu về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm biết lật
Trẻ chậm biết lật có nhiều nguyên nhân, trong có các lý do phổ biến sau đây:
- Cân nặng vượt tiêu chuẩn: Trẻ chậm chạp hơn trẻ thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật
- Thiếu hụt canxi: Xương của trẻ sẽ khó phát triển, kém cứng cáp do không được bổ sung đủ canxi. Phụ huynh có thể cho trẻ tắm nắng để hấp thụ thêm canxi, giúp xương rắn chắc.
- Trang phục cản trở: Quần áo nhiều lớp, khó chịu cũng là lý do khiến bé không thể lật mình.
Ngoài ra, một số cha mẹ thường có tâm lý sợ con ngã, đau nên không cho con tập lật. Đây là một suy nghĩ sai lầm bởi trẻ cần được hoàn thiện, phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý và kỹ năng. Do vậy, cha mẹ cần tạo điều kiện tốt nhất cho con.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bước vào giai đoạn lẫy lật?
Nắm rõ thời điểm trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ. Dưới đây là một số việc cha mẹ nên làm khi trẻ bước vào giai đoạn tập lẫy, lật:
- Giúp trẻ cố gắng xoay người tự nhiên: Cha mẹ sử dụng đồ chơi lắc qua lắc lại sang hai bên. Thông qua hành động này, trẻ sẽ tập xoay người theo hướng chuyển động của đồ chơi.
- Mỉm cười và khích lệ trẻ: Cha mẹ nên khích lệ trẻ bằng việc mỉm cười và vỗ tay mỗi khi trẻ tự lật được. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và vui vẻ, từ đó kích thích trẻ hoạt động nhiều hơn và thao tác lật cũng trở nên linh hoạt hơn.
- Tạo môi trường an toàn để bé tập lật: Cha mẹ cần để mắt đến trẻ thường xuyên khi biết được thời điểm trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật. Bởi hành động lật trong một số hoàn cảnh có thể vô tình gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ nên để trẻ nằm ở khu vực an toàn, không gần với mép giường, không gần các đồ vật sắc, nhọn, cứng… tránh việc lật khiến trẻ bị va đập, rơi, ngã.
- Chú ý đến giấc ngủ của trẻ: Nhiều trẻ mới biết lật có thể lật ngay cả khi đang ngủ. Khi đó, cha mẹ cần vỗ về trẻ để trẻ có thể quay lại giấc ngủ một cách nhanh chóng.
- Chủ động cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường: Nếu trẻ không tập lật, xoay người cho tới khi bước vào tháng thứ 6 thì cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Bởi đây là sự phát triển bất thường của trẻ so với tiêu chuẩn thông thường.
Tóm lại, việc nắm rõ thời điểm trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật là rất cần thiết. Cha mẹ sẽ có các hoạt động hỗ trợ trẻ lật an toàn, linh hoạt tại thời điểm trẻ muốn tự lật. Bên cạnh đó còn kịp thời phát hiện những bất thường về sự phát triển thể chất của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lưu ý để trẻ học lật an toàn
Lật hay trở mình là hoạt động cơ bản, cần thiết nhưng cũng có những tình huống nguy hiểm như bé sấp mặt xuống nền, ngã từ trên cao, bị ngược tay chân… Để trẻ lật mình an toàn, cha mẹ cần lưu ý:
- Không để bé ở một mình trên giường, các bề mặt cao
- Che chắn không gian cẩn thận
- Quan sát khi bé đang tập
- Không quấn tã để bé dễ thở khi tập
- Dành khoảng trống thoải mái khi bé chơi hoặc ngủ để bé lật mình.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật được nhiều cha mẹ quan tâm. Hi vọng với những thông tin này, cha mẹ sẽ dễ dàng hiểu về trẻ cũng như sự phát triển của trẻ qua từng thời kỳ để chăm sóc trẻ phù hợp.