Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt vào ban đêm có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt có thể do cổ họng của trẻ bị kích ứng hoặc do ứ đờm quá nhiều. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý, theo dõi tình trạng sức khỏe của con và đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên mỗi khi trẻ bị ho sẽ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, hãy thật bình tĩnh để theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh của trẻ. Cha mẹ cần nắm được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt để có hướng xử lý phù hợp.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:

Viêm tiểu phế quản

Là bệnh lý thường gặp vào dịp cuối đông – đầu xuân. Các virus hợp bào hô hấp bắt đầu tấn công đường thở và gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Khi đó trẻ sẽ bị ho có đờm, thở khò khè, hơi thở nông và nhanh, thậm chí là khó thở. 

Trẻ sơ sinh thường ho khi thời tiết thay đổi vào mùa đông - xuân
Trẻ sơ sinh thường ho khi thời tiết thay đổi vào mùa đông – xuân

Cảm lạnh

Sự thay đổi đột ngột thời tiết hay sự tấn công của vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh như trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt, trẻ sơ sinh ho có đờm, trẻ sơ sinh ho khò khè, bị nghẹt mũi, thở nhanh… Đa số trẻ sơ sinh khi mới bị cảm lạnh đều không bị sốt, tuy nhiên khi bệnh đã nặng hơn rất có thể sẽ bị sốt nhẹ. 

Dị ứng

Môi trường nhiều bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật hay bụi vải… cũng có thể khiến cổ họng của em bé sơ sinh bị kích ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tạo phản ứng nhằm đào thải các dị vật này ra khỏi đường hô hấp qua triệu chứng ho. 

Do vậy, khi thấy trẻ ho khan nhưng không có đờm, không sốt, không nghẹt mũi… thì rất có thể do các tác động ngoại cảnh gây nên. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Ho gà

Bệnh ho gà cũng gây ra các triệu chứng điển hình như ho khan, tiếng ho khô, khi trẻ hít thở mạnh sẽ phát ra tiếng như gà kêu. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do sức đề kháng lúc này của trẻ còn non nớt. Người lớn vẫn có thể mắc chứng ho gà nhưng triệu chứng không quá rõ rệt, thậm chí không có triệu chứng điển hình.

Trào ngược dạ dày

Cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn sát giờ ngủ khiến trẻ bị khó tiêu… có thể dẫn đến chứng trào ngược dạ dày. Và đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt về ban đêm. Axit trong dạ dày bị trào ngược về phía cổ họng có thể làm tổn thương cổ họng, kích thích khiến trẻ ho nhiều hơn. 

Cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn sát giờ ngủ khiến trẻ bị khó tiêu là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ở trẻ
Cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn sát giờ ngủ khiến trẻ bị khó tiêu là nguyên nhân gây ra tình trạng ho ở trẻ

Hen phế quản 

Còn gọi là bệnh hen suyễn và chịu ảnh hưởng rất lớn do sự thay đổi thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, trẻ sơ sinh dễ bị ho khan, tức ngực, thở khò khè, khó thở…Vào ban đêm, trẻ sẽ bị ho dữ dội hơn khiến trẻ khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Viêm xoang

Viêm xoang có thể khiến lớp niêm mạc xoang bị tổn thương khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây nghẹt mũi và chảy nước mũi. Vào ban đêm, dịch nhầy chảy xuống cổ họng và bị ứ đọng lại khiến trẻ ho nhiều hơn. 

Viêm tắc thanh quản

Bệnh lý này thường do virus gây ra khiến cổ họng & khí quản khi sưng viêm và bị thu hẹp lại. Các triệu chứng điển hình của bệnh phải kể đến trẻ ho khan, tiếng ho chát chúa, khác biệt hoàn toàn với những tiếng ho khác. 

Mắc dị vật ở cổ

Một số dị vật có thể bị mắc lại trong đường thở của trẻ sơ sinh và gây hiện tượng ho nhưng không sốt. Nếu dị vật nằm quá lâu trong đường hô hấp có thể dẫn đến viêm phổi nặng, thậm chí biến chứng vào các khu vực xung quanh. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ có sự khác nhau. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt? 

Điều trị bằng phương pháp dân gian trị ho

Cha mẹ có thể áp dụng các cách trị ho cho trẻ được lưu truyền trong dân gian như sau: 

  • Lá hẹ chưng đường phèn:

Lá hẹ đem cắt nhỏ và trộn cùng lượng đường phèn vừa đủ. Sau đó đem hỗn hợp đi hấp cách thủy từ 15-20 phút. Đợi đến khi hỗn hợp nguội thì đem chắt nước và cho trẻ uống 2-3 lần/ ngày; mỗi lần từ 2-3 thìa cà phê. 

  • Quất chưng đường phèn:

Chuẩn bị 2-3 quả quất và đem bổ đôi, trộn cùng một lượng đường phèn đủ dùng và đem chưng 20 phút. Đợi đến khi hỗn hợp đã nguội thì đem quất dằm nát và chắt nước cho trẻ uống. Sử dụng khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê. 

Quất hấp đường phèn nên sử dụng khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê để giảm bớt tình trạng ho ở trẻ
Quất hấp đường phèn nên sử dụng khoảng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê để giảm bớt tình trạng ho ở trẻ
  • Lá xương sông:

Chuẩn bị một nắm lá xương sông, đem rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ và trộn với lượng mật ong vừa đủ. Đem đi hấp cách thủy từ 15-20 phút, chắt lấy nước, đến khi nguội thì đem cho trẻ uống. Sử  dụng mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. 

Sử dụng sản phẩm siro trị ho

  • Prospan– siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược

Prospan hỗ trợ điều trị ho cho trẻ trên 1 tuổi. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng ho, ho dai dẳng, ho khan do viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt
Prospan hỗ trợ điều trị ho cho trẻ trên 1 tuổi
  • Siro trị ho thảo dược Bảo Thanh 

Bảo Thanh do công ty Dược phẩm Hoa Linh sản xuất với các thành phần là dược liệu như ô mai, vỏ quýt, mật ong, tỳ bà điệp, cam thảo, gừng…được điều chế với công thức tối ưu nhất cho trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt
Bảo Thanh do công ty Dược phẩm Hoa Linh sản xuất
  • Siro ho cho trẻ sơ sinh Ích Nhi

Siro Ích Nhi là sản phẩm chuyên dùng cho trẻ cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, ho có đờm hoặc bị viêm họng, viêm phế quản. Với các thành phần từ tự nhiên: húng chanh, mạch môn, quất, cát cánh, đường phèn,… Ích nhi luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bậc cha mẹ.

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt
Siro Ích Nhi là sản phẩm chuyên dùng cho trẻ cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi
  • Siro ho cho bé Muhi 

Muhi loại siro ho cho trẻ của Nhật Bản, chỉ định cho trẻ em từ 3 tháng – 7 tuổi. Với mỗi dạng ho khác nhau thì mẹ cần chọn loại phù hợp:

Màu xanh dương : Chỉ định với trẻ bị ho có đờm

Màu xanh lá cây: Chỉ định với trẻ bị cảm cúm, sổ mũi

Màu Muhi đỏ: Chỉ định khi trẻ bị cảm sốt

Màu Muhi hồng: Chỉ định với trẻ bị cảm sốt.

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt
Muhi loại siro ho cho trẻ của Nhật Bản, chỉ định cho trẻ em từ 3 tháng – 7 tuổi
  • Sản phẩm siro trị ho cho bé Astex

Astex được sản xuất từ Nhi đồng nghiên cứu và bào chế năm 1983 giúp cải thiện các triệu chứng viêm phế quản, ho, viêm họng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra nó cũng có khả năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Đảm bảo môi trường sinh hoạt sạch sẽ cho trẻ

Cha mẹ cần hết sức chú ý đến môi trường sinh hoạt xung quanh của trẻ. Bởi những dị vật như bụi bẩn, bụi quần áo, lông quần áo… rất dễ mắc tại đường thở và gây ra phản ứng ho. Do đó, cha mẹ cần giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát và tránh ẩm mốc để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt. 

Xem thêm:

Chú ý giờ giấc, chế độ nghỉ ngơi của trẻ 

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo dân gian và vệ sinh môi trường sống xung quanh cho trẻ, cha mẹ cũng nên chú ý đến giờ giấc cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ: 

  • Không cho trẻ ăn gần giờ ngủ:

Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ ăn trước 1 tiếng rồi mới ngủ để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày gây phản ứng ho. 

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ:

Cha mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ để đường thở được thông thoáng, ngăn ngừa tình trạng dịch nhầy chảy xuống họng gây ho nhiều về ban đêm. 

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ:

Cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi bị ho, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, cha mẹ có thể giữ ấm cơ thể cho trẻ với tinh dầu tràm, dầu oliu hay dầu dừa. 

Cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi bị ho, nhất là vào ban đêm
Cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ khi bị ho, nhất là vào ban đêm

Đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu nặng

Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý gây ra, đặc biệt là hen suyễn, viêm tiểu phế quản… có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp của trẻ. Do đó, cha mẹ cần hết sức cẩn thận và nhanh chóng đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi thấy con mình xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Nôn và buồn nôn liên tục, khó khăn khi nuốt.
  • Thở khò khè, tiếng ho nặng nề.
  • Quấy khóc, không chịu chơi, bỏ bú.
  • Móng tay cùng môi tím lại. 
  • Cổ họng như bị vướng đờm hay dị vật…
Khi có dấu hiệu nặng như mắc dị vật, quấy khóc,... cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời
Khi có dấu hiệu nặng như mắc dị vật, quấy khóc,… cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời

Xem thêm: Tư vấn: Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh ho kèm các biểu hiện bất thường nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến đường thở của trẻ. Do đó, trong mọi trường hợp, bác sĩ luôn khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám từ đầu, ngay từ khi trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp trước khi diễn biến nặng hơn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay