Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Việc xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có máu, từ đó có hướng điều trị ngăn ngừa tình trạng chuyển biến xấu là vô cùng cần thiết. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và máu là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề (Ảnh sưu tầm)

Nguyên nhân và biểu hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là tình trạng phân màu đen, đỏ tươi hoặc đỏ đậm do có lẫn máu. Đôi khi, cha mẹ còn có thể phát hiện trong phân của trẻ có bọt, nhớt kèm mùi hôi bất thường. 

Vậy cụ thể biểu hiện và khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là gì?

Biểu hiện trẻ sơ sinh đi ngoài nhầy máu

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có tia máu thông thường sẽ không xuất hiện đơn lẻ mà sẽ kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như mệt mỏi, chán ăn, bụng đau quặn, sưng nóng hậu môn, buồn nôn và nôn…

Trẻ sơ sinh đi ngoài có máu được phân chia theo các mức độ, mỗi mức độ sẽ có biểu hiện và sự nguy hiểm khác nhau:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu và chỉ dính một phần trên phân. Trẻ vẫn chơi đùa bình thường, da vẫn hồng hào nên cha mẹ rất khó để phát hiện. Triệu chứng này xuất phát do trẻ bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm với chế độ ăn thiếu chất xơ và chất lỏng. 
  • Mức độ vừa: Trẻ sơ sinh đi ngoài có tia máu hồng, đi đại tiện phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn phải rặn. Trong trường hợp này, có thể trẻ bị bệnh kiết lỵ – một dạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh, từ đó gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài nhầy máu.
  • Mức độ nặng: Là cấp độ nguy hiểm nhất khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra tia máu nhiều, dính đầy lên phân, thậm chí không cầm được máu. Khi đó, do mất máu nhiều nên da dẻ trẻ trở nên nhợt nhạt, quấy khóc và cơ thể mệt mỏi, chán ăn, trẻ sơ sinh quấy khóc khi bú. Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được cầm máu và điều trị kịp thời.
trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Khi bệnh ở mức nặng, bé sẽ dễ quấy khóc dơ cơ thể mất nước, mệt mỏi (Ảnh sưu tầm)

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi là một dấu hiệu nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trẻ, phát hiện sớm và đưa trẻ đi thăm khám ngay từ đầu. Tuyệt đối không tự cho trẻ uống thuốc không theo đơn hay chủ quan để tình trạng kéo dài, khiến bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng không mong muốn về sau. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi

Ngoài các triệu chứng xảy ra thì màu sắc máu trong phân cũng có thể giúp cha mẹ xác định được một số nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có máu. Cụ thể: 

Táo bón

Đây là trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu thường gặp nhất. Khi bị táo bón, trẻ thường xuyên phải rặn mạnh dẫn đến tình trạng nứt kẽ, trầy xước hậu môn, từ đó gây chảy máu hậu môn. Đồng thời, táo bón còn khiến phân cứng, khó đi đại tiện mà nguyên nhân chính do trẻ ít ăn rau, thiếu nước, nhịn đại tiện và tiểu tiện, 

Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một dạng bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và gây ra tình trạng đi ngoài có máu. Tác nhân chính gây bệnh do động vật nguyên sinh, virus hay vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công. Triệu chứng điển hình của bệnh kiết lỵ ở trẻ mà cha mẹ có thể nhận biết phải kể đến là phân lỏng, phân có máu, đại tiện quá 4 lần/ ngày. Thậm chí, trong phân còn có dịch nhầy có bọt, hậu môn bị đau khiến trẻ quấy khóc khi ra ngoài. 

Lồng ruột cấp tính

Trẻ 4 tháng đi ngoài ra máu hay trẻ 6 tháng đi ngoài ra máu có thể do bị lồng ruột cấp tính gây ra. Nguyên nhân là do một đoạn ruột bị lộn ngược, lồng vào bên trong đoạn ruột gần đó. Dấu hiệu điển hình của bệnh là trẻ quấy khóc kèm cơn đau bụng dữ dội, nôn mửa, đi ngoài ra máu kèm đờm nhớt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Bệnh Crohn

Khi trẻ mắc bệnh Crohn, các mô ruột bị viêm nhiễm khiến trẻ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng, từ đó khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu còn có thể do trẻ mắc polyp đại trực tràng, bệnh thương hàn hay nhẹ hơn do cơ thể thiếu vitamin K gây ra.

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Một trong những nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu là mắc bệnh Crohn – mô đường ruột bị nhiễm khuẩn (Ảnh sưu tầm)

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo khi trẻ sơ sinh đi ngoài có máu thì cha mẹ nên sớm đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Cách giải quyết khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Như đã chia sẻ, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra tia máu là một dấu hiệu nguy hiểm, nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của trẻ. Tùy theo nguyên nhân cũng như mức độ bệnh cụ thể mà sẽ có hướng khắc phục khác nhau như:

Cho trẻ uống đủ nước

Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón và nứt kẽ hậu môn. Do đó, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5l). Ngoài nước lọc, cha mẹ còn có thể bổ sung nước trái cây, sữa, nước cơm…vừa giúp bù nước vừa giúp bù điện giải, ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu.

Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Cha mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin K khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có máu. Một số thực phẩm giàu vitamin K bao gồm súp lơ, cần tây, củ cải, cải bắp, rau bina…Bổ sung thực phẩm bổ máu, luôn nấu chín và chế biến thực phẩm lỏng và mềm giúp giảm áp lực cho hệ thống tiêu hóa của trẻ trong quá trình ăn dặm ở trẻ sơ sinh.

Lựa chọn sữa công thức phù hợp

Nhiều trẻ đi ngoài ra máu do táo bón khi sử dụng sữa công thức. Do đó mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp để trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả mà không bị táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Hiện nay dòng sữa công thức Biostime đang là lựa chọn của nhiều bà mẹ bỉm sữa dành cho con yêu của mình. Bởi Biostime nổi tiếng là dòng sữa mát với hương vị thơm ngon, thành phần giàu dinh dưỡng và đặc biệt có hệ lợi khuẩn chuyên biệt hỗ trợ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.

Đưa trẻ đi khám và điều trị

Nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện chính xác bệnh và điều trị hiệu quả ngay từ đầu nếu thấy tình trạng trẻ đi ngoài ra máu kéo dài và nặng dần. Khi được thăm khám cụ thể, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu.

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Cần đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện chính xác bệnh và điều trị hiệu quả ngay từ đầu nếu thấy tình trạng kéo dài và nặng dần (Ảnh sưu tầm)

Một số phương pháp phổ biến là:

  • Phẫu thuật trong trường hợp bé bị lồng ruột hoặc polyp to gây tắc ruột
  • Dùng kháng sinh nếu nhiễm trùng
  • Điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa bằng thuốc giảm đau, bổ sung men vi sinh.

Bên cạnh việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nguồn uy tín, phụ huynh cần tích cực chăm sóc cho trẻ để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tại nhà

Hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ đang điều trị bệnh đi ngoài ra máu tại nhà:

  • Cho bé ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa
  • Thay thế loại sữa đang dùng
  • Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ đối với bé đang bú mẹ hoàn toàn
  • Bổ sung vitamin K
  • Tập bụng nhẹ nhàng cho trẻ
  • Tập cho bé ăn, ngủ và đi vệ sinh đúng giờ.
trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Nên cho bé ăn đồ dễ tiêu hóa và có giờ giấc khoa học (Ảnh sưu tầm)

Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu 

Để chủ động phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu, cha mẹ nên:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trẻ. Bú sữa mẹ cũng là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất bởi có chứa kháng thể giúp chống lại tác nhân nhiễm trùng và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ: Cha mẹ cũng cần thường xuyên kiểm tra hậu môn của trẻ để phát hiện trầy xước hay nứt kẽ. Nếu thấy vấn đề bất thường, hãy đưa trẻ đến bác sĩ Nhi khoa càng sớm càng tốt.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Hãy luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ để phòng ngừa tác nhân có hại tấn công
  • Theo dõi các biểu hiện dị ứng: Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến cơ thể trẻ, nếu phát hiện trẻ có triệu chứng bị dị ứng, cần xác định trước tiên đâu là nguyên nhân gây dị ứng để có hướng phòng ngừa cho trẻ
  • Theo dõi tình trạng phân của trẻ: Cha mẹ cũng cần theo dõi tình trạng phân thường xuyên cho trẻ để xem có dấu hiệu bất thường không. Nếu phát hiện điều gì không đúng, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, mọi tình trạng khi phát hiện sớm sẽ dễ điều trị hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thiếu hụt vitamin K, do táo bón, do sử dụng sữa công thức không phù hợp,…thậm chí do bệnh lý gây ra.

Xem thêm:

Hơn hết, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên, chủ động lựa chọn sữa công thức phù hợp với trẻ, chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày, đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay