Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối bất thường là điều đáng lo ngại. Nếu gặp phải dấu hiệu này, trẻ có thể đang mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Lâu dần, tình trạng này có thể khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển. Theo dõi dấu hiệu phân của trẻ là cách tối ưu để xử lý hiệu quả trình trạng này, tránh để bệnh trở nặng.
Dấu hiệu mùi thối bất thường từ phân của trẻ
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối bất thường sẽ chia thành nhiều mức độ và đặc điểm riêng. Mỗi dấu hiệu sẽ là một bệnh khác nhau do đó cần theo dõi kỹ lưỡng. Việc xác định nguyên nhân cụ thể khiến trẻ đi ngoài có mùi thối bất thường là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị sau này.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi khắm
Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng, có mùi khắm kèm chất nhầy cũng là một dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, nếu trẻ không quấy khóc, phân không lẫn máu thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Ở độ tuổi sơ sinh, mẹ chỉ cần cho con bú thêm nhiều lần, nhất là sau khi bé đi ngoài để bù nước cho trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua
Trẻ sơ sinh đi ngoài mùi chua nhẹ là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có mùi chua với các biểu hiện dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ sơ sinh đi ngoài mùi chua kèm nhầy, trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu.
- Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, chua và nhiều lần trong ngày (Khoảng 24 giờ liên tiếp).
- Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có mùi chua, nôn mửa, quấy khóc, đau bụng…
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh
Nếu đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh ăn dặm, mẹ cho trẻ ăn hải sản hoặc các món ăn có mùi tanh thì trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi tanh là bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ không thuộc trường hợp này mà vẫn đi ngoài có mùi tanh nồng thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Trẻ có thể đã bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc nhiễm virus rota gây tiêu chảy. Khi mắc các bệnh này, phân cũng sẽ có mùi tanh khó chịu.
- Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, không dung nạp lactose hoặc xơ nang như đã nói ở trên. Khi trẻ mắc các bệnh trên, ngoài việc phân có mùi tanh còn kèm theo quấy khóc, bỏ bú, xì hơi nhiều… Đối với trường hợp này, cha mẹ cần đưa con đi viện để khám ngay lập tức.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Trẻ có thể mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, đường ruột, ảnh hưởng đến sự phát triển về sau. Ngoài việc trẻ đi ngoài có mùi tanh thì trẻ bị táo bón, phân són cũng là những dấu hiệu cha mẹ cần lưu tâm.
Trẻ sơ sinh đi ngoài nặng mùi có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối không phải là tình trạng nghiêm trọng, nhưng vẫn cần sự chú ý sát sao từ phụ huynh. Nếu phân trẻ có mùi thối nhưng vẫn theo lịch sinh hoạt bình thường, tăng cân ổn định thì không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Ngược lại, trẻ đi ngoài nặng mùi kèm tiêu chảy, sốt cao, nôn ói hay quấy khóc thì cần được đưa tới bác sĩ để chẩn đoán.
Hiện nay, trường hợp bệnh nhi không thể chữa khỏi triệt để hay có biến chứng về sau ngày càng tăng, lý do chủ yếu là cha mẹ chủ quan trước những dấu hiệu đơn giản như phân có mùi thối bất thường. Do vậy, phụ huynh không nên bỏ qua mọi chi tiết trong quá trình chăm và nuôi con.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cha mẹ cần theo dõi đặc điểm của phân trẻ để nhận biết trẻ có bị bệnh cần điều trị hay không.
Lý do khách quan khiến phân trẻ có mùi thối
Thông thường, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua nhẹ, phân có màu vàng nhạt hoặc màu sáng. Chế độ ăn của mẹ (ăn nhiều bắp cải, thực phẩm chế biến từ lúa mì…) có thể khiến trẻ bú mẹ đi ngoài có mùi thối. Các bé ăn sữa công thức, phân sẽ có mùi mạnh hơn bé bú mẹ. Về màu sắc, phân của trẻ ăn sữa công thức sẽ có màu nâu đậm hoặc nhạt, mùi thối nồng.
Nếu do những nguyên nhân trên thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu phân của trẻ có mùi thối do các vấn đề bệnh lý dưới đây thì cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Trẻ mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
- Nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột hay dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì phân sẽ có mùi thối.
Lý do chủ quan khiến phân trẻ có mùi thối
Một số nguyên nhân chủ quan khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối như:
Trẻ uống thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được khuyên hạn chế dùng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Khi dùng, thuốc kháng sinh sẽ diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị suy giảm. Điều đó dẫn đến việc phân của trẻ bốc mùi khó chịu.
Cơ địa của trẻ không dung nạp lactose
Nhiều trẻ sơ sinh không dung nạp lactose dẫn đến dị ứng. Đó là khi ruột non của trẻ không thể tiêu hóa lactose có trong sữa, kể cả sữa mẹ và sữa công thức. Khi đó phân của trẻ sẽ luôn có mùi thối, không thể cải thiện được. Lúc này, mẹ nên kiểm tra lại loại sữa đang sử dụng. Sau đó, thay bằng sản phẩm của thương hiệu khác, có độ an toàn cao hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ bị xơ nang
Cha mẹ cần theo dõi phân trẻ để biết trẻ sơ sinh đi ngoài mùi thối có phải do bị xơ nang hay không. Đây là một bệnh vô cùng nghiêm trọng do thiếu chất hoặc tổn thương phổi gây ra. Khi trẻ bị xơ nang, không chỉ phân có mùi thối mà mồ hôi, nước mắt và dịch tụy của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm của bệnh là tắc ruột, trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày không khỏi, còi xương, chậm lớn.
Cách giải quyết hiệu quả khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, cha mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu khác của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài có mùi thối kèm những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Một số phương pháp giúp cha mẹ giải quyết tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng mùi thối như sau:
Thay đổi chế độ ăn của mẹ
Mùi phân của trẻ ảnh hưởng lớn từ nguồn thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày. Vì thế, khi cho con bú hoàn toàn, mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của bản thân. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây và thức ăn giàu đạm như thịt, cá. Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. Mẹ cũng nên hạn chế ăn đường và tinh bột.
Đổi loại sữa khác cho trẻ
Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có thể là do không hợp sữa. Nếu trẻ dùng sữa công thức mà đi ngoài phân lỏng, có mùi thối kéo dài thì cha mẹ nên đổi loại sữa khác cho con. Đặc biệt là những trẻ bị dị ứng đạm bò, mẹ nên lưu ý lựa chọn loại sữa dành riêng cho nhóm trẻ này.
Hiện nay sữa công thức Biostime với hai loại sữa bò Biostime và sữa dê Biostime đang là dòng sản phẩm được chuyên gia khuyên dùng, và nhận được đánh giá cao từ nhiều bà mẹ bỉm sữa.
Bởi sữa công thức Biostime cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, bên cạnh đó với công thức riêng biệt đem lại hệ lợi khuẩn gần giống với sữa mẹ, giúp trẻ tiêu hóa tốt nhất, ngăn ngừa các vấn đề rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy.
Riêng sữa dê Biostime còn phù hợp với những trẻ bị dị ứng đạm bò, do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cho trẻ.
Vệ sinh nhà cửa, dụng cụ ăn uống của trẻ
Thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, bát, đĩa, thìa…) và giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho cả mẹ và bé để tránh xa các loại vi khuẩn, virus gây rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Trong một số trường hợp, cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ mỗi ngày. Từ đó, bổ sung lợi khuẩn, ức chế sự hình thành của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Có thể tham khảo một số loại men vi sinh để cơ thể trẻ có thể dễ hấp thụ.
Cốm vi sinh Bio – Acimin
Cốm vi sinh Bio – Acimin do Công ty Cổ phần Dược phẩm QD-Meliphar sản xuất tại Việt Nam. . dành riêng cho trẻ sơ sinh có lợi cho đường ruột với độ an toàn cao.Bổ sung vi chất và acid amin thiết yếu, kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu các dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói.
Giá tham khảo: 155.000 VNĐ.
Thành phần: Mỗi gói chứa hàng tỷ các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa,DHA, calci, kẽm, sắt, vitamin,v.v…
Hướng dẫn sử dụng: Pha với nước sôi để nguội, sữa hoặc đồ ăn.
Liều dùng:
- Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 1-2 gói/ngày
- Trẻ trên 3 tuổi: 2-3 gói/ngày
- Người lớn: 3-4 gói/ngày khi có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, tiêu phân sống, v.v…
Lưu ý:
- Khi sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi, nên hỏi ý kiến của bác sĩ
- Không pha sản phẩm với nước còn nóng
Men vi sinh Antibio Pro
Men Antibio Pro hỗ trợ vi sinh đường ruột,giảm triệu chứng khó tiêu tiêu chảy, đầy hơi, phân sống do loạn khuẩn, ngộ độc thực phẩm hay do dùng thuốc kháng sinh lâu ngày.
Quy cách đóng gói: 10 túi x 10 gói
Giá tham khảo: 535.000 VNĐ /Hộp 100 gói
Thành phần: Trong 1 gói có chứa hàng triệu vi khuẩn có lợi và các thành phần khác như corn starch, lactose hydrate, hydroxypropyl cellulose…
Hướng dẫn sử dụng: Pha với nước hoặc sữa
Liều dùng:
- Trẻ em: 1/2 – 1 gói, 2 lần/ngày
- Người lớn: 1 gói/ lần, có thể 3 lần/ngày
- Có thể tăng liều gấp đôi đối với người đang có tình tiêu chảy cấp hoặc táo bón
Lưu ý:
- Nên bảo quản trong bao bì kín tránh ánh sáng ở nhiệt độ dưới 25°C
- Không pha men vi sinh với nước còn nóng.
Men vi sinh Enterogermina
Quy cách đóng gói: hộp 1 vỉ × 20 ống, 1 ống 5ml
Giá tham khảo: 270.000 VNĐ /Hộp.
Thành phần: Bào tử chứa hàng tỷ lợi khuẩn Bacillus clausii.
Liều dùng:
- Người lớn: 01 ống/ lần, ngày 2 – 3 lần
- Trẻ nhỏ: 01 ống/lần, ngày 1 – 2 lần.
Cách dùng: Lắc kỹ ống thuốc trước khi dùng, uống trực tiếp hoặc hòa với sữa.
Lưu ý:
- Dùng ngay sau khi đã mở
- Uống liều cách nhau 3-4 giờ
- Nếu đang sử dụng kháng sinh, nên uống xen kẽ giữa các liều
Men vi sinh BioAmicus Complete
Complete có chứa tới 10 chủng lợi khuẩn quan trọng cho đường ruột đầu tiên trên thế giới, cải thiện vượt trội các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, cho trẻ ngủ ngon, ăn khỏe, hỗ trợ phát triển toàn diện. Cụ thể:
- Ngăn ngừa và giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Giúp giảm hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Cải thiện giấc ngủ
- Tăng khả năng hấp thu dưỡng chất
Thành phần: có chứa hàng tỷ lợi khuẩn gồm 10 chủng quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra Complete còn có dầu hướng dương, dầu dừa và Silicon dioxide.
Men Vi Sinh Biogaia Protectis Baby Drops
Biogaia Protectis Baby Drops giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu các triệu chứng đau bụng, nôn trớ, giảm táo bón,…Loại men này còn hỗ trợ tăng lợi khuẩn đường tiêu hóa, giảm tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml
Giá tham khảo: 415.000 VNĐ.
Thành phần: Chứa hàng triệu lợi khuẩn sống Lactobacillus reuteri DSM 17938 – probiotics duy nhất được phân lập từ sữa mẹ, tinh dầu cọ và tinh dầu hướng dương 100% tự nhiên.
Liều dùng: 5 giọt mỗi ngày hoặc 10 giọt mỗi ngày nếu rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng
Cách dùng: Lắc mạnh và đều trước khi dùng. Nhỏ 5 giọt vào muỗng, đầu vú hoặc vào sữa.
Lưu ý: Không thêm vào đồ nóng, không nhỏ trực tiếp vào miệng để đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ bị giảm.
Phân của trẻ sơ sinh khi ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có những biểu hiện cụ thể. Trong hai ngày đầu khi mới sinh, bé sẽ thải ra phân su, là hỗn hợp gồm dịch màng ối và chất nhầy, có màu xanh hoặc đen. Phân lúc này thể hiện sức khỏe bé đang ổn định.
Sau đó, tùy vào bé được bú mẹ hay nuôi bằng sữa công thức sẽ có tình trạng phân khác nhau:
- Trẻ bú sữa mẹ: Màu phân vàng hoặc xanh, phân lỏng và có mùi chua nhẹ, không thối
- Trẻ uống sữa công thức: Phân có màu vàng nhạt, vàng nâu, có lẫn hạt trắng li ti, mùi phân nồng hơn.
Theo dõi phân là một trong những cách để mẹ phán đoán được các vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường thì mẹ nên chú ý bởi con có nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
Với việc cập nhật thông tin và kiến thức thường xuyên, cha mẹ sẽ tự tin, bình tĩnh hơn khi xử lý tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối. Đặc biệt cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đi khám nếu thấy những dấu hiệu bất thường.