Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều tuy là tình trạng phổ biến nhưng cũng có thể tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp phụ huynh hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ.

trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm

Biểu hiện trẻ sơ sinh rụng tóc nhiều

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc từng mảng hoặc ở thóp, sau gáy có thể là dấu hiệu của việc bé đang gặp vấn đề về sức khoẻ. Để phát hiện ra tình trạng này kịp thời, cha mẹ nên tìm hiểu về các biểu hiện rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

Rụng tóc kiểu Telogen Effluvium (TE)

Rụng tóc kiểu TE xảy ra khi nang tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, gây rụng tóc ở trẻ. Thường xảy ra sau những cơn sốt cao, ca phẫu thuật hoặc trong tình trạng căng thẳng. Biểu hiện thường không rõ ràng, nhưng nếu thấy tóc rụng mỗi ngày và bé mới trải qua cơn sốt, có thể nghi ngờ đến TE. Với kiểu rụng tóc TE, phụ huynh không cần quá lo lắng và nên nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để xác định chính xác tình trạng của bé.

Rụng tóc hình đồng xu

Hay còn được gọi là rụng tóc từng mảng, đây là hiện tượng ít gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể xuất hiện từ thời thơ ấu và ở mọi độ tuổi. Bệnh này xuất phát từ hệ miễn dịch suy giảm, khiến các tác nhân tấn công nang tóc và gây ra rụng tóc. Mặc dù không tạo đau đớn cho bé, nhưng rụng tóc hình đồng xu là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của trẻ, đòi hỏi sự chú ý và quản lý kịp thời từ phía bậc cha mẹ.

Thường xuyên theo dõi và quan sát những dấu hiệu phát triển tóc của trẻ sơ sinh để sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường và có những giải pháp khắc phục đúng đắn. 

Rụng tóc vùng chẩm

Rụng tóc vùng chẩm thường xuất hiện từ 8 – 12 tuần sau khi trẻ được sinh ra. Biểu hiện của bệnh lý này là mảng tóc rụng hình dải ở vùng chẩm, có đường phân chia ranh giới ở bờ dưới tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu gây rụng tóc là do sinh lý của con thay đổi trong những tuần đầu tiên và tóc sẽ mọc lại từ khoảng 4 – 8 tháng sau đó. Vì vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng với tình trạng này.

Trẻ sơ sinh rụng tóc nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh rụng nhiều tóc là một biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển. Thông thường, trẻ bắt đầu rụng tóc vào khoảng tháng thứ 3 và tóc bắt đầu phục hồi vào tháng thứ 6. Hiện tượng này thường gọi là rụng tóc TE (telogen effluvium), xuất phát từ việc tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, nhưng sau đó tóc sẽ mọc lại.

trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Bé 3 tháng tuổi bị rụng tóc nhiều là hiện tượng bình thường (Ảnh sưu tầm)

Mặc dù phần lớn trẻ sơ sinh trải qua hiện tượng này, nhưng vẫn có khoảng 20% bé rụng tóc ở vùng chẩm hoặc phía sau đầu (theo một nghiên cứu ở Hàn Quốc). Bên cạnh đó, rất khó để nhận biết bé 3 tháng tuổi bị rụng tóc nhiều vì lượng tóc mọc của con có thể che đi phần bị hói trên đầu. Vì vậy, việc quan sát những biểu hiện mọc và rụng tóc của bé sẽ giúp cha mẹ theo dõi được được tình trạng sức khoẻ của con để có những biện pháp phòng tránh kịp thời.

Vì sao trẻ sơ sinh rụng tóc nhiều?

Có một vài lý do khác nhau dẫn đến việc bé sơ sinh bị rụng tóc nhiều mà có thể kể đến như bên dưới.

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, mái tóc của bé chịu một phần ảnh hưởng bởi hormone thai kỳ của mẹ. Tuy nhiên, khi em bé sinh ra, con không còn tiếp xúc với những hormone đó, dẫn đến thay đổi nội tiết tố và làm tăng khả năng rụng tóc ở trẻ. 

Ma sát trong lúc ngủ

Ma sát giữa gáy của trẻ với ga giường, hoặc các bề mặt cứng như đệm, cũi hoặc xe đẩy có thể làm tăng khả năng gãy, rụng tóc. Việc chú ý đến tư thế và môi trường ngủ có thể giúp giảm rụng tóc không mong muốn ở trẻ.

Viêm da tiết bã

Khi da đầu trẻ bắt đầu xuất hiện những mảng vảy đỏ hoặc vàng xung quanh thì có thể bé đã bị viêm da tiết bã. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tuần đến 12 tháng tuổi. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi, nhưng sẽ gây ra rụng tóc ngắn hạn. Viêm da tiết bã không gây đau hoặc ngứa và vết vảy thường không ảnh hưởng đến tóc. Tuy nhiên, việc chà xát và gội đầu để loại bỏ vảy có thể dẫn đến gãy rụng tóc. Vì vậy, hãy chăm sóc da đầu bé nhẹ nhàng để giảm nguy cơ rụng tóc.

trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Viêm da tiết bã tạo ra những mảng vảy đỏ hoặc vàng gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh (Ảnh sưu tầm)

Nắm vững được những nguyên nhân gây tình trạng bé sơ sinh rụng tóc nhiều sẽ giúp phụ huynh bớt lo lắng và có những cách xử lý phù hợp.

Cách xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh tóc rụng nhiều

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp khẩn cấp về y tế. Nếu bé khỏe mạnh thì không cần bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, nếu em bé có các triệu chứng sau kèm theo rụng tóc thì cần phải đưa đến bác sĩ ngay:

  • Ngứa da đầu;
  • Đỏ và viêm da;
  • Da đầu bị nứt và đóng vảy chảy máu;
  • Bé rất hay giật tóc;
  • Tóc mỏng nhanh;
  • Mụn nước hoặc nổi mụn xuất hiện tại điểm rụng tóc;
  • Sốt;
  • Ăn không ngon miệng.

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán nguyên nhân gây rụng tóc và đưa ra giải pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng dầu gội đầu an toàn: Nếu da đầu của bé có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê loại dầu gội đầu chứa thuốc để loại bỏ mầm bệnh và giảm nguy cơ rụng tóc.
  • Dùng kem dưỡng và dầu làm dịu da: Tình trạng chàm da đầu có thể được điều trị bằng cách sử dụng kem làm dịu chứng viêm. Bác sĩ cũng có thể đề xuất kem dưỡng da hoặc dầu em bé để giữ da đầu mềm mại, giảm nguy cơ rụng tóc.
  • Thuốc mỡ và thuốc chống nấm: Nếu bé mắc nấm ngoài da, việc sử dụng thuốc mỡ chống nấm là biện pháp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc uống để giảm triệu chứng nhanh chóng.
trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Sử dụng dầu gội đầu an toàn cho trẻ để giảm nguy cơ rụng tóc (Ảnh sưu tầm)

Với những cách xử lý kịp thời ở trên, cha mẹ có thể giúp trẻ hạn chế rụng tóc. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để giúp tóc của con được phát triển khoẻ mạnh. 

Biện pháp hạn chế tóc trẻ sơ sinh rụng nhiều

Tuy cha mẹ không thể ngăn tình trạng rụng tóc tự nhiên ở trẻ nhưng vẫn nên áp dụng một số phương pháp sau để hạn chế quá trình này trở nên nghiêm trọng.

  • Sử dụng vỏ gối hoặc ga trải giường bằng lụa: Chọn bộ vỏ gối hoặc ga trải giường bằng lụa để giảm ma sát gây rụng tóc. Chất liệu lụa không chỉ thúc đẩy mọc tóc mà còn chống vi khuẩn tự nhiên và không gây dị ứng.
  • Thay đổi tư thế nằm: Việc xoay đầu cho bé theo cả hai bên giúp tóc không bị xẹp ở một vùng và giữ cho nó không bị xoăn. Đồng thời điều này cũng giúp phân bổ áp lực đều hơn trên đầu bé, ngăn ngừa ma sát và áp lực, giảm nguy cơ rụng tóc.
  • Khuyến khích bé nằm sấp: Tăng thời gian nằm sấp giúp nâng cao sự dẻo dai cho vùng cổ, giảm ma sát và giúp tóc mọc lại nhanh hơn. Khi bé lớn hơn sẽ muốn lăn lộn và ngẩng cao đầu, việc này cũng thúc đẩy quá trình mọc tóc.
  • Chải tóc trước khi ngủ: Chải tóc nhẹ nhàng trước khi ngủ giúp ngăn chặn quá trình gãy tóc và giữ cho tóc không bị rối. Sử dụng sản phẩm chải tóc dành cho trẻ em, đảm bảo không làm tổn thương tóc và da đầu mỏng manh của bé.
  • Tránh sử dụng hoá chất: Tránh sử dụng dầu gội có chứa hóa chất vì nó sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên, gây rụng tóc. Gội đầu bằng nước giúp duy trì lớp dầu tự nhiên, giảm rủi ro gãy và rụng tóc ở trẻ sơ sinh.

Việc thực hiện những biện pháp đề cập ở trên không chỉ giúp tránh rụng tóc ở trẻ sơ sinh mà còn giúp da đầu non nớt của con ít tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mọc tóc nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều có thể không phản ánh được hết tình trạng sức khoẻ của con. Tuy nhiên, trong trường hợp có các biểu hiện khác đi kèm thì cha mẹ cần liên hệ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay