Trẻ sơ sinh bị hói trán khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng khi con trưởng thành sau này. Hãy tham khảo bài viết này để tìm ra những dấu hiệu và có những biện pháp khắc phục hiểu quả lâu dài.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hói trán
Hói trán, hói đầu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi da đầu không có tóc hoặc chỉ có một số tóc lưa thưa. Tình trạng trẻ sơ sinh mọc tóc không đều này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Rất khó để nhận ra được trẻ sơ sinh hói đầu vì ở độ tuổi dưới 1 năm, bé đang trải qua quá trình rụng tóc máu tự nhiên để chuẩn bị cho tóc mới phát triển.
Các chuyên gia khuyến nghị phụ huynh nên theo dõi, quan sát mái tóc và da đầu của bé. Nếu sau 6 tháng tuổi, vẫn có dấu hiệu rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa con đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp. Nhận biết các dấu hiệu bị hói sớm giúp cha mẹ có biện pháp xử lý kịp thời và chăm sóc tốt nhất cho da đầu nhạy cảm của trẻ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hói trán
Nếu trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán, có thể do một số nguyên nhân như sau:
- Do di truyền:Rụng tóc ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường liên quan đến yếu tố di truyền, khi có bố, mẹ, hoặc người thân trong gia đình đã từng trải qua tình trạng tương tự. Lúc này, việc điều trị cho bé trở nên khó khăn và tốn kém.
- Hói trán do bệnh lý ở trẻ em: rụng tóc do nấm da đầu ở trẻ em hoặc alopecia ở trẻ sơ sinh.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Nếu trẻ không được bổ sung các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi và phốt pho,… trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn ăn dặm sẽ dễ gây ra vấn đề hói trán. Vì đây là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển nang tóc và lớp sừng (móng tay, móng chân) của trẻ nhỏ. Thiếu chúng sẽ làm yếu hệ miễn dịch và rụng tóc trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh và chống viêm, có thể gây ra tác dụng phụ như rụng tóc và hói đầu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi phải sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa cho con sử dụng các loại dược phẩm này nếu không cần thiết.
- Dầu gội không phù hợp: Lựa chọn sản phẩm sữa tắm, dầu gội cho bé không tương thích với cơ địa nhạy cảm của con cũng có thể làm kích thích da đầu, góp phần vào hiện tượng hói trán. Cha mẹ cần chọn sản phẩm thật kỹ lưỡng, dựa trên thành phần tự nhiên, an toàn và nhẹ nhàng cho làn da trẻ nhỏ.
Việc nhận biết các nguyên nhân trẻ bị hói đầu sẽ hỗ trợ cha mẹ trong việc đưa ra những giải pháp thích hợp giúp duy trì sức khỏe da đầu cho con.
Cách xử lý bé sơ sinh bị hói trán
Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ áp dụng các phương pháp xử lý tại nhà sau để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị hói tóc ở mức độ nhẹ.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để massage cho bé
Các loại tinh dầu thực vật như dầu bưởi, dầu dừa,… giúp kích thích mọc tóc, giảm gãy rụng và cung cấp độ ẩm cho da đầu nhạy cảm của bé. Các sản phẩm này được đánh giá an toàn và lành tính với trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện việc massage bằng tinh dầu cho vùng trán, vành khăn và các khu vực ít tóc khác của bé. Tần suất sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi tuần khi trẻ sơ sinh chậm mọc tóc.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán mà còn hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe. Các loại thực phẩm như cá, rau củ, đậu nành, đậu xanh, chuối, sữa, kiwi,… được ưu tiên sử dụng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của con.
Cho trẻ phơi nắng
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa vitamin D tốt hơn, thuận lợi cho quá trình tổng hợp canxi và phốt pho. Cha mẹ nên cho trẻ phơi nắng từ 10-15 phút mỗi ngày, lựa chọn thời điểm từ 6 đến 9 giờ sáng để đảm bảo bé nhận đủ lợi ích từ ánh sáng tự nhiên.
Hạn chế sử dụng dầu gội
Trẻ sơ sinh không cần sử dụng dầu gội đầu trừ khi có vấn đề như nấm da đầu hoặc bệnh lý da liễu. Nếu muốn sử dụng, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho bé. Việc này giúp đảm bảo an toàn và phòng tránh tình trạng kích ứng cho da nhạy cảm của trẻ.
Những cách xử lý trên sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế tình trạng rụng tóc và hói đầu. Trong trường hợp vẫn không được cải thiện, phụ huynh cần đưa con đến các trung tâm y tế để tìm ra giải pháp chính xác và phù hợp nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ sơ sinh không mọc tóc sau gáy và giải pháp
Phòng ngừa rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Để tránh hiện tượng trẻ sơ sinh hói trán, bậc phụ huynh có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Đảm bảo mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai. Nếu cơ thể hấp thụ kém, có thể sử dụng thêm vitamin và khoáng chất thông qua sản phẩm chức năng dành cho bà bầu.
- Đặt bé nằm ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng nằm ở một tư thế quá lâu. Điều này giúp giảm tiết mồ hôi da đầu, giảm ngứa ngáy và tạo cảm giác thoải mái cho con.
- Hạn chế việc cắt tóc hoặc cạo đầu cho trẻ sơ sinh. Thay vào đó, lựa chọn massage da đầu để kích thích lưu thông máu, hỗ trợ quá trình mọc tóc.
- Nếu phát hiện tình trạng hói trán hoặc trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều không cải thiện, đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị rụng tóc ở trẻ sơ sinh phù hợp, giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Hãy áp dụng ngay các lưu ý ở trên để tránh được những nguy cơ về vấn đề da đầu và rụng tóc không mong muốn ở trẻ nhỏ.
Trên đây là những thông tin về chủ đề trẻ sơ sinh bị hói trán. Hi vọng các kiến thức này giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tìm ra được các giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng rụng tóc, hói đầu ở trẻ nhỏ.