Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Một số triệu chứng như ho, cảm cúm có thể điều trị thông qua bú mẹ bởi sữa mẹ có khả năng tiêu diệt tác nhân và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ho mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt nhất?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
Trên thực tế, ho là phản xạ sẵn có của con người. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, ho sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Một số nguyên nhân khiến bé ho nhiều là:
- Cảm lạnh: Ho khan đi kèm đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, có thể ra đờm hoặc sốt nhẹ
- Viêm họng: Ho kéo dài trong nhiều giờ, thở khò khè do niêm mạc bị phù nề
- Viêm phế quản: Ho, thờ khò khè kết hợp hen suyễn
- Viêm phổi: Ho ra đờm xanh hoặc vàng, ốm, mệt mỏi
- Ho gà: Ho thành các cơn liên tiếp, nhịp độ ban đầu nhanh sau đó giảm dần, khi hít sâu có tiếng tương tự gà gáy
- Hen suyễn: Ho khò khè trong cổ họng.
Mẹ khi xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sẽ có phương án điều trị, chăm sóc hiệu quả hơn. Mỗi nguyên do cần có phác đồ điều trị cũng như điều kiện khác nhau. Hơn hết, để bé nhanh khỏi bệnh, mẹ cần chú ý tới dinh dưỡng hàng ngày của con.
Dinh dưỡng của mẹ ảnh hướng tới sức khỏe của trẻ
Thời tiết chuyển mùa không chỉ người lớn bị ho khan, cảm lạnh mà trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch non nớt cũng rất dễ mắc phải. Khác với người lớn khi ốm có thể điều trị bằng thuốc, trẻ sơ sinh bị ho ốm lại có thể được điều trị thông qua việc bú mẹ.
Vì sao nhiều chị em lại lo lắng về việc trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì. Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp rõ nhất về vấn đề này.
- Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ bú sữa mẹ nên mẹ ăn gì thì con sẽ được ăn thứ đó. Các loại thực phẩm mà mẹ ăn vào sẽ quyết định lớn đến chất lượng sữa mẹ cũng như sức khỏe của trẻ. Nếu không may trẻ bị ho hay cảm lạnh, mẹ cần biết mình nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp con nhanh khỏi bệnh.
- Một chế độ dinh dưỡng tốt của mẹ sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua sữa mẹ. Khi được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, sức đề kháng của trẻ được tăng cường và có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, khi mẹ có chế độ ăn không khoa học, thiếu chất… sẽ càng làm hệ miễn dịch vốn non nớt của trẻ thêm yếu, nguy cơ mắc bệnh cao và bệnh dễ tiến triển nặng.
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì?
Vậy trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì? Ho là một triệu chứng phản ánh đường thở bị sưng viêm, phù nề, nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý trẻ sơ sinh ho có đờm, ho khan,…mẹ nên ăn gì mà cha mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thịt bò
Thịt bò có tác dụng bổ máu với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt là các vitamin và khoáng chất thiết yếu (kẽm, sắt, B16, B12…) trong thành phần thịt bò có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng.
Thịt gà
Nhiều quan niệm dân gian cho rằng, người ho thì không nên ăn thịt gà vì có thể gây kích ứng, sưng viêm cổ họng. Trên thực tế, thịt gà rất giàu chất dinh dưỡng như kẽm, đạm, protein… Tuy nhiên, khi chế biến thịt gà thì cha mẹ cần lọc bỏ phần da & xương gà, chỉ giữ lại phần thịt để sử dụng. Điều này sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.
Móng giò
Trẻ sơ sinh ho mẹ nên ăn gì? Móng giò chứa hàm lượng đạm và sữa lớn, thường được dùng trong bữa ăn của mẹ mới sinh để tăng đề kháng cho trẻ và tăng chất lượng sữa. Như vậy, mẹ có thể hầm móng giò cùng bí xanh, đu đủ, mướp…để mang lại nguồn sữa dồi dào cũng như tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh chóng khỏi ho.
Chuối xiêm
Hay còn gọi là chuối sứ với hàm lượng khoáng chất thiết yếu rất cao có khả năng tăng chất lượng và số lượng sữa cho mẹ. Chuối xiêm cũng là loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ sơ sinh bị ho.
Đu đủ
Đu đủ là trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, vừa giúp cơ thể mẹ sản sinh hormone oxytocin kích thích sữa vừa giúp trẻ được nâng cao đề kháng mau khỏi bệnh. Một số món ăn được làm từ đu đủ mà cha mẹ có thể tham khảo như đu đủ hầm móng giò, đu đủ hầm xương…
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên kiêng ăn gì?
Ngoài thắc mắc trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì thì trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên kiêng ăn gì cũng là vấn đề được đông đảo cha mẹ quan tâm hiện nay. Việc lưu ý về chế độ dinh dưỡng, nên và không nên ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi mẹ nên kiêng gì?
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những món ăn nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa mà lại ít chất dinh dưỡng nên sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa mẹ. Sau khi bú, trẻ rất dễ bị nóng trong, khó tiêu, triệu chứng trẻ sơ sinh ho khan trở nên nghiêm trong hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý nên hạn chế các món nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn như:
- Đồ ăn nhanh: gà rán. nem rán, khoai tây chiên…
- Đồ đóng hộp: thịt hộp, cá hộp…
- Đồ xào: mì xào, rau xào…
Đồ ăn cay, nóng
Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ nên kiêng gì? Những món ăn quá cay nóng, hoặc quá lạnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sữa, có thể gây kích ứng vòm họng, làm phản ứng ho nặng hơn. Do đó, mẹ nên kiêng các thực phẩm cay, nóng trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nói chung.
Đồ ăn nguội hoặc để trong tủ lạnh
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho ngạt mũi mẹ không nên ăn gì? Đồ ăn khi đã bỏ trong tủ lạnh thường sẽ bị giảm sút một lượng đáng kể chất dinh dưỡng, không những vậy không bảo quản cẩn thận sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập. Do đó, mẹ chỉ nên ăn các thực phẩm tươi sống được chế biến nóng, vừa đảm bảo an toàn cho mẹ, vừa giúp trẻ nhanh hết bệnh.
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ không nên ăn gì? Đồ ăn tanh, sống
Tôm cua, hải sản, cá…là thực phẩm tanh rất giàu chất đạm. Nếu mẹ ăn có thể sẽ tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ, ho sẽ lâu khỏi hơn. Không những vậy, hải sản còn gây kích thích niêm mạc đường thở, từ đó khiến cổ họng bị ngứa, đau rát và trẻ ho nhiều hơn và nặng hơn là điều khó tránh khỏi.
Đồ uống chứa chất kích thích
Nước uống có ga hay cồn có thể làm giảm lượng sữa của mẹ, phá hủy những hormone quyết định đến quá trình tạo sữa mẹ. Sau khi mẹ uống bia rượu, nước uống có ga…trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ bị kích ứng mà dẫn đến ho dữ dội. Bên canh đó, gan của trẻ cũng còn non yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh nên chuyển hóa cồn rất chậm và làm tăng nguy cơ ngộ độc cồn. Người mẹ uống nhiều đồ uống có ga, cồn khi cho con bú sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức sống và khả năng vận động cho trẻ về sau.
Cam quýt
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ kiêng ăn gì? Tưởng chừng cam quýt rất tốt cho người bị ốm, bị cảm nhưng thực ra cam, quýt lại không tốt với trẻ sơ sinh đang bị ho. Bởi trong cam quýt có chứa chất cellulite có khả năng sinh nhiệt và kích thích tạo đờm. Mẹ nên tránh các loại hoa quả này để ngăn ngừa tình trạng kéo dài và nghiêm trọng hơn cho trẻ.
Socola
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho ngạt mũi nên kiêng gì? Socola chứa hàm lượng rất lớn chất béo có thể gây khó tiêu nên khi trẻ sơ sinh phải hấp thụ chất béo này có thể gây tích đờm ở cổ, từ đó gây khó chịu, sưng đau nhiều hơn. Thậm chí trẻ còn bị khó thở và thở khò khè.
Xem thêm: Top 5 siro ho cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc thảo dược tốt nhất hiện nay
Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh thường ho với tần suất nhiều sức khỏe sụt giảm nhanh chóng, khiến phụ huynh lo lắng. Dù vậy, cha mẹ không nên tự ý xử trí khi con bị ho mà cần chú ý một số điều sau:
- Không nên dùng thuốc ức chế cơn ho: Thuốc ức chế cơn ho làm phần đờm dịch ứ lại ở họng, gây khó thở hoặc ngưng thở ở trẻ
- Không tự ý dùng kháng sinh: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bé được khám và chữa bệnh tốt nhất. Nếu dùng quá liều thuốc kháng sinh, dịch trong mũi sẽ khô nhanh hơn khiến bệnh lâu khỏi.
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn: Sữa mẹ cung cấp chất đề kháng cho con, giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị. Cùng với đó, nước trong sữa mẹ cũng làm giảm lượng dịch nhầy trong mũi để trẻ dễ thở hơn.
- Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý: Giảm dịch nhầy trong mũi, hạn chế phù nề đường hô hấp
- Massage cho trẻ: Dùng dầu nóng để massage ở lòng bàn chân, bàn tay
- Vệ sinh không gian sinh hoạt: Thay chăn gối thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn khỏi môi trường sống bằng máy lọc, máy hút bụi…
- Giữ ấm cho trẻ: Giữ ấm phần cổ, bàn tay, bàn chân và thóp của bé để tránh nhiễm lạnh.
Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì vô cùng quan trọng nhưng cha mẹ đừng vội quên một số lưu ý về cách chăm sóc để giúp trẻ nhanh hết bệnh. Hãy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ, massage lòng bàn chân cho trẻ, tiến hành long đờm và đưa trẻ đi khám khi có triệu chứng bất thường.