Trẻ 6 tháng tuổi là lúc sữa mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển. Lúc này, bé sẽ bắt đầu làm quen với những bữa ăn dặm đầu tiên. Mẹ cần chuẩn bị những kiến thức về nguyên tắc cho trẻ 6 tháng ăn dặm để đồng hành và giúp bé luôn hứng thú với những món ăn mới. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để chăm sóc con một cách tốt nhất.
Trẻ 6 tháng ăn được những gì?
Trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm không có nghĩa là ăn được càng nhiều càng tốt. Đây là giai đoạn tập làm quen với những hương vị mới và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Mẹ cần chọn những thực phẩm phù hợp để tránh gây quá tải với hệ tiêu hóa non nớt của con.
Nhóm ngũ cốc
Gạo nếp, gạo tẻ hay gạo lứt thuộc nhóm tinh bột cần thiết cho trẻ. Trong gạo lứt có lớp vỏ lụa chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, chất xơ và sắt.
Mẹ có thể xay nhuyễn nấu bột hoặc nấu cháo loãng với tỷ lệ 1 phần bột và 10 phần nước rồi xay nát. Ngoài ra, mẹ có thể dùng các loại đậu gà, yến mạch, hạt quinoa,… để đổi bữa cho con.
Nhóm rau củ
Với vị ngọt tự nhiên giúp kích thích vị giác, nhóm rau củ giúp bé tập ăn dễ dàng hơn. Trẻ 6 tháng ăn dặm có thể bắt đầu với khoai tây, khoai lang, bí ngô, cà rốt, củ cải, củ dền, rau ngót,…
Mẹ cần nghiền mịn các loại củ cùng với sữa, rau nên xay nhỏ nấu với cháo. Các món ăn phải không quá đặc giúp bé không gặp khó khăn khi ăn.
Nhóm chất đạm
Chất đạm đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giai đoạn ăn dặm. Chúng có nhiều trong các loại thịt trắng, thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm,… Tuy nhiên, trẻ 6 tháng tuổi chưa cần thiết phải bổ sung nhiều loại thịt.
Mẹ có thể cho con tập ăn đậu phụ, lòng đỏ trứng gà hoặc một chút thịt ức gà. Các loại thịt sẽ được làm quen trong các giai đoạn ăn dặm tiếp theo.
Nhóm trái cây
Đây là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào không nên bỏ qua. Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, bé có thể ăn được hầu hết các loại trái cây. Một số loại quả mềm nên cho bé ăn là cam, quýt ngọt, xoài, táo, đu đủ, lê, bơ,…
Ngoài các vấn đề liên quan đến thực phẩm, mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc khi cho bé làm quen với những món ăn mới để bé có được chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Nguyên tắc khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Theo kinh nghiệm được rút ra từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, những nguyên tắc khi cho trẻ em ăn dặm bao gồm:
- Tập cho trẻ ăn những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé thích nghi dần dần.
- Ăn từ loãng đến đặc để trẻ không bị phản ứng với thức ăn lạ và có thể tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
- Ăn từ ít đến nhiều tránh cho hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện của bé phải hoạt động quá sức. Ban đầu, mẹ có thể cho con ăn 1 – 2 muỗng bột, sau đó tăng dần lên ⅓ rồi ½ bát mỗi bữa, 2 – 3 cữ mỗi ngày. Nếu bé đã ăn hết lượng bột trên, mẹ cũng không nên ép bé ăn quá nhiều khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Ăn từ ngọt đến mặn giúp trẻ dễ đón nhận món ăn mới do có hương vị ngọt giống sữa quen thuộc. Sau 2 – 4 tuần, bé có thể ăn thêm bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Nguyên tắc “tô màu chén bột”, nghĩa là bột ăn dặm phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm:
– Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bún, phở, ngô, khoai,…
– Nhóm đạm: đậu nành, thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ,…
– Nhóm chất béo: mỡ, dầu, phô mai, bơ và các loại hạt có dầu
– Nhóm vitamin và khoáng chất: rau của và trái cây tươi
- Không nên thêm gia vị vào đồ ăn dặm vì thận của trẻ vẫn còn yếu. Việc thêm mắm, muối vào thức ăn khiến thận phải làm việc quá sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này.
- Nên cho thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ động vật khi chế biến bột ăn dặm cho bé 6 tháng bởi nó dễ tiêu hóa, giàu năng lượng và có khả năng hòa tan các chất khác. Đặc biệt, mỡ hay dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp cơ thể dễ hấp thu canxi và vitamin D.
- Không ép trẻ ăn khiến trẻ bị căng thẳng trong việc ăn dặm. Khi trẻ 6 tháng, lượng bột chỉ từ 15 ml – 25 ml tùy theo tuần tuổi. Nếu bé 6 tháng không chịu ăn bột, mẹ có thể cho trẻ tạm ngưng trong khoảng 5 – 7 ngày rồi mới tiếp tục tập luyện.
Dựa trên những nguyên tắc trên, mẹ có thể xây dựng thực đơn bột cho bé 6 tháng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Các món ăn bổ dưỡng cho trẻ 6 tháng ăn dặm
Một số món ăn trong thực đơn bột ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ có thể tham khảo:
Bơ nghiền
Bơ là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa, rất phù hợp với các bé đang ăn dặm. Trong quả bơ chứa nhiều chất béo, các loại vitamin A, B9, C và khoáng chất thiết yếu như magie, sắt, kali, canxi,…
Cách làm bơ nghiền:
- Rửa sạch quả bơ, bóc vỏ và bỏ xơ.
- Cắt bơ thành miếng nhỏ, dùng thìa nghiền nhuyễn.
- Cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp lỏng, mịn.
- Mẹ có thể cho thêm bột ngũ cốc nếu bé có thể ăn được các món ăn dạng đặc.
Cháo yến mạch
Cháo yến mạch cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào và quy trình chế biến đơn giản nên được rất nhiều bà mẹ lựa chọn.
Cách chế biến cháo yến mạch:
- Cán nhỏ và nghiền nhuyễn 50g yến mạch, sau đó nấu chín.
- Thêm sữa và nấu nhỏ lửa.
- Rây mịn và để nguội rồi cho bé ăn.
Cháo trứng
Lòng đỏ trứng gà chứa lượng protein, canxi và lecithin dồi dào, rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.
Cách chế biến cháo trứng
- Chuẩn bị: 1 bát gạo, 1 quả trứng, 1 quả táo, một ít sữa bột.
- Ngâm gạo bằng nước lạnh cho mềm rồi nấu thành cháo.
- Hấp trứng gà, lấy lòng đỏ và tán nhuyễn (lưu ý không để lẫn vào lòng trắng).
- Ủ sữa bột và trộn đều cùng lòng đỏ vào cháo. Đun cách thủy và khuấy đều. Cuối cùng, cho thêm táo xay nhuyễn vào.
- Đun nhỏ lửa và vớt ra chén để nguội.
Súp rau củ
Súp rau củ chứa hàm lượng cao các chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nên rất bổ dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi.
Cách chế biến súp rau củ:
- Chuẩn bị: 500g sữa, 300g dưa hấu, 400g cà chua, 200g cần tây, 50g giá đỗ, 50g rau mùi, 50g kem, 10g tỏi băm, 5g muối và 2g tiêu.
- Đầu tiên, xay nhuyễn 200g cần tây. Đồng thời, cắt cà chua, dưa hấu thành từng miếng mỏng.
- Cho kem vào chảo nóng xào cùng tỏi băm, sau đó thêm cần tây đã xay và sữa.
- Khi hỗn hợp sôi, thêm cà chua và dưa hấu vào, tiếp tục nấu trong 10 phút.
- Cuối cùng, cho thêm rau mùi, giá đỗ, tiêu, muối sao cho hợp khẩu vị của bé.
Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ có hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, dễ kích thích vị giác cho trẻ.
Cách làm cháo bí đỏ:
- Hấp chín và nghiền nhuyễn 20g bí đỏ.
- Có thể pha cùng nước rau củ hầm thành hỗn hợp loãng mịn.
- Sau đó, trộn cùng với 2 thìa cà phê cháo trắng đã xay (hoặc rây) mịn là xong.
Bột đậu
Thực phẩm họ đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ có thể lựa chọn linh hoạt các loại như đậu đinh lăng, đậu gà để đổi bữa.
Cách làm:
- Rửa sạch 30g đậu và ngâm trong nước lạnh 10 phút.
- Luộc chín và nghiền nhuyễn đậu, cho vào 60 ml sữa mẹ.
- Nấu nhỏ lửa, sau đó để nguội rồi cho bé ăn.
Ngoài những món ăn trên, mẹ nên tìm hiểu thêm các loại thực phẩm khác để đa dạng thực đơn, kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Trẻ 6 tháng ăn dặm là cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn trưởng thành của bé và ảnh hưởng sự phát triển sau này. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ ăn dặm cho bé một cách khoa học và lành mạnh, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.