Chứng giãn ruột ở trẻ sơ sinh khiến không ít bố mẹ lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu có con. Nhiều người cũng thường nhầm lẫn chứng trẻ sơ sinh bị giãn ruột với táo bón. Vậy giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì và khác biệt với táo bón như thế nào?
Biểu hiện bệnh lý giãn ruột ở trẻ sơ sinh
Tình trạng ruột của bé có thể tích tăng lên nhiều hơn so với bình thường gọi là giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm với táo bón. Để biết chính xác em bé của mình đang ở tình trạng nào, bố mẹ cần chú ý những dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh dưới đây:
Trẻ không đi ngoài trong nhiều ngày
Bình thường, khi ruột đầy theo cơ chế tự nhiên thì phân sẽ được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, trẻ giãn ruột sinh lý thì ruột có thể chứa được lượng chất thải nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian đào thải của trẻ cũng lâu hơn. Theo đó, thời gian không đi ngoài được tính là giãn ruột ở trẻ sơ sinh là 7 – 10 ngày (với trẻ bú sữa mẹ) và 3 – 5 ngày (với trẻ dùng sữa công thức).
Phân của trẻ có dạng mềm, không “phân dê”
Trẻ sơ sinh giãn ruột sớm sẽ đi ngoài phân mềm, hơi sệt vì quá trình tiêu hóa vẫn bình thường. Nếu trẻ bú sữa mẹ thì phân thường có màu vàng; nếu sử dụng sữa công thức sẽ có phân vàng nhạt. Còn nếu là táo bón, phân của trẻ sẽ cứng như phân dê và có màu xanh – đen.
Trẻ rặn hoặc gồng mình nhẹ khi đi ngoài
Ngoài biểu hiện rặn hay gồng mình, trẻ cũng thường đỏ mặt và xì hơi nhiều hơn khi đi ngoài. Đây là biểu hiện rất bình thường của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ táo bón, bên cạnh gồng, rặn, trẻ còn thể hiện sự khó chịu, thậm chí là đau dẫn đến khóc quấy.
Trẻ ngủ ngon và bú nhiều hơn
Do thể tích ruột non tăng dẫn đến dạ dày nhanh rỗng nên trẻ cũng bú mẹ nhiều hơn. Nhờ vậy trẻ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và quá trình lưu thông máu tới não bộ cũng tăng lên. Vì thế, các mẹ có thể nhận thấy con ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Trẻ vui chơi bình thường
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh không khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, kén ăn hay đau bụng như táo bón. Trẻ vẫn hoạt động vui chơi hoàn toàn bình thường, không quấy khóc.
Trẻ sơ sinh giãn ruột khi nào?
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh xuất hiện phổ biến nhất khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tháng tuổi. Tùy tốc độ phát triển mà hiện tượng này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn, mức độ chênh lệch khoảng 2,5 – 3 tháng.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và cách xử lý nhanh
Thời gian bị giãn ruột ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh giãn ruột trong bao lâu? Theo y văn cũng như các nghiên cứu, chưa có bất cứ kết luận nào về thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Với mỗi em bé, thời kỳ giãn ruột sinh lý sẽ khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Nhưng nhìn chung, khoảng thời gian thông thường của thời kỳ này là 2 – 3 tháng.
Phân biệt giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh và táo bón
Không ít cha mẹ thấy bất thường về thời gian đi ngoài của con mà mặc định đó là táo bón. Tuy nhiên, táo bón và giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh rất khác nhau. Giãn ruột là quy luật phát triển bình thường ở trẻ nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi chi tiết những thay đổi của con để phân biệt hai hiện tượng trên.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh:
- Thường xuất hiện khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi.
- Phân trẻ vẫn mềm, không tạo thành cục.
- Phân trẻ đều màu, thường màu vàng hoặc vàng nhạt.
- Trẻ đi đại tiện như bình thường, vẫn sinh hoạt ổn định, ăn ngủ tốt, chơi ngoan.
Táo bón:
- Dễ xảy ra với trẻ sử dụng sữa công thức 100% hay trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Phân trẻ khô cứng, kết thành cục.
- Phân có màu nâu đen hoặc màu xanh.
- Trẻ đi đại tiện khó khăn, hay quấy khóc khi đi ngoài do đau rát hậu môn.
Chăm sóc giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường, không biến chứng hay gây nguy hiểm cho trẻ. Dù thế, khi trẻ có hiện tượng này, bố mẹ vẫn nên chăm sóc con chu đáo và theo dõi kỹ từng biểu hiện của con.
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia trong việc chăm sóc trẻ khi trẻ bước vào giai đoạn giãn ruột sinh lý mà bố mẹ có thể tham khảo.
Tắm cho trẻ với nước ấm
Nước ấm có tác dụng rất lớn trong việc giúp trẻ thư giãn, tăng quá trình tuần hoàn máu và đem lại cảm giác dễ chịu trong thời kỳ giãn ruột ở trẻ sơ sinh. Không những thế, các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu cũng thuyên giảm khi tắm bằng nước ấm. Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm và giữ ổn định nhiệt độ. Mức nhiệt được các chuyên gia khuyến cáo là 35 độ C.
Massage vùng bụng cho trẻ
Bố mẹ nên massage cho trẻ từ dọc bụng đến các chiều ngược nhau hoặc massage theo hình tròn. Nhưng tuyệt đối không massage khi con mới ăn no. Mỗi ngày massage vùng bụng của trẻ 1 – 2 lần sẽ giúp trẻ dễ tiêu hơn, tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa vì nhu động ruột được kích thích.
Bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể của trẻ
Việc bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh là điều nên làm. Các loại khuẩn probiotic sẽ giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, lợi khuẩn vô cùng hữu dụng trong việc ngừa táo bón vì chúng giúp tăng tiết chất nhầy sinh học.
Hiện nay, sữa công thức Biostime đến từ tập đoàn H&H Úc (Một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe con người) đang được đông đảo mẹ bỉm sữa Việt Nam lựa chọn và được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Sữa công thức Biostime với 2 dòng sản phẩm là Biostime SN-2 Bio Plus Ultra Goat và Biostime SN-2 Bio Plus HPO có ưu điểm nổi bật trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Trong thành phần của sữa có sự pha trộn đặc biệt giữa các chất dinh dưỡng khác nhau tạo nên hương vị và chất lượng sữa gần giống với sữa mẹ.
Sự kết hợp giữa Prebiotics FOS, GOS và Prebiotics M63 trong dòng sữa công thức Biostime đem lại cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, tăng cường hệ miễn dịch. Trẻ sử dụng sữa công thức Biostime đều không gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh khiến dạ dày nhanh rỗng nên thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình cần kéo dài. Các mẹ nên cho con bú khoảng 15 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 90 phút. Điều này giúp rút ngắn thời gian đi ngoài của trẻ nhanh hơn.
Một số phương pháp khác
Ngoài những cách trên, các mẹ cũng nên ghi nhớ thêm một số cách khác khi chăm sóc giãn ruột ở trẻ sơ sinh:
- Đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ đã ăn dặm cần xây dựng thực đơn khoa học, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn chín uống sôi…
- Giữ ấm vùng bụng của trẻ thường xuyên bằng cách chườm ấm.
- Tập cho trẻ các bài tập cơ bản để cải thiện hệ tiêu hóa.
Hiểu rõ về giãn ruột ở trẻ sơ sinh giúp bố mẹ bớt lo lắng khi thấy con có hiện tượng này. Cùng với việc áp dụng các phương pháp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa sẽ giúp trẻ thoải mái, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Điều này rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.