Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình trong từng độ tuổi sẽ có sự khác biệt và tăng lên theo từng giai đoạn. Trong quá trình đó, bé sẽ gặp phải một số đợt bé không chịu ăn do gặp các vấn đề về tâm sinh lý. Cha mẹ cần nắm rõ để điều chỉnh thời gian cũng như hàm lượng sữa cho bé dung nạp vào cơ thể.
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, khi nào và trong bao lâu?
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình bao lâu là phù hợp? Việc bú bình ở trẻ nên được tập sớm và đúng cách để đảm bảo trẻ có thể phát triển tốt nhất.
Thời gian bú của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra trong bao lâu?
Thông thường, thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình sẽ là từ 10 – 15 phút. Đối với trẻ mới bắt đầu bú bình, thời gian có thể kéo dài lâu hơn từ 15 – 20 phút.
Ngoài ra, thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trẻ đã quen với việc bú bình hay chưa
Nhiều trẻ sơ sinh đang quen với việc bú mẹ, khi chuyển sang bú bình sẽ không thích nghi ngay được.
- Trẻ có quen với sữa trong bình hay không
Nếu mẹ vắt sữa cho vào bình để trẻ bú, trẻ có thể bú dễ dàng và nhanh chóng vì đã quen với mùi vị sữa mẹ. Trường hợp mẹ sử dụng sữa công thức mà trẻ chưa từng hoặc ít được uống trước đó, trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm hoặc không thích, không muốn bú. Thời gian bú bình vì thế mà rất ngắn.
- Tình trạng sức khỏe của trẻ
Trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc đang bị bệnh, bị ốm… cũng ảnh hưởng đến thời gian và năng suất ăn của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ buồn ngủ hoặc không tập trung vào việc bú sữa, trẻ cũng có thể gắt bú hoặc không muốn bú bình.
Lưu ý: Để việc bú bình ở trẻ sơ sinh đem lại kết quả như mong đợi, các mẹ nên tập cho con bú bình từ sớm (khi con bước vào giai đoạn 2-3 tuần tuổi). Bên cạnh đó cần chú ý đến loại sữa mà con ăn, ví dụ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hay sữa công thức hoàn toàn; hoặc sử dụng song song cả hai loại… tùy vào từng trường hợp mẹ có nhiều sữa/ít sữa hay không có sữa.
Nên cho bé bú bình bao lâu một lần?
Bên cạnh vấn đề thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, các mẹ cũng cần chú ý đến thời gian giữa các lần cho bú.
Việc tạo ra một lịch trình ăn khoa học cho trẻ ngay từ đầu là rất quan trọng, giúp trẻ ăn đúng cữ, ăn no và ngủ sâu hơn, hạn chế tình trạng quấy khóc hoặc ăn chưa đủ no.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý đến lượng sữa mà trẻ ăn mỗi cữ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thời gian giữa các cữ sữa là bao lâu:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng
Trẻ ăn từ 30-60ml mỗi cữ, dần dần tăng lên 60-90ml. Khoảng cách giữa các cữ từ 2-3 tiếng. Đối với trường hợp trẻ ngủ giấc dài từ 4-5 giờ, các mẹ có thể đánh thức trẻ dậy và cho trẻ ăn.
- Trẻ sơ sinh trên 1 tháng
Trẻ có thể ăn khoảng 120ml sữa mỗi cữ, thời gian cách nhau từ 3-4 giờ.
- Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi
Giai đoạn này, trẻ có thể uống được 180ml-240ml cho mỗi cữ sữa. Một ngày trẻ có thể uống 4-5 cữ tùy thể trạng từng trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú thì mẹ có thể cân nhắc cho trẻ uống ít hơn/ một lần.
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi trẻ bú bình
Các mẹ nên chú ý về thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình sao cho phù hợp với thể trạng và nhu cầu ăn của con mình. Ngoài ra, khi trẻ bú bình rất dễ gặp một số vấn đề như: trẻ không chịu bú, trẻ bị sặc… Đối với những vấn đề này, các mẹ cần bình tĩnh và có phương pháp xử lý đúng đắn.
Trẻ sơ sinh không bú bình phải làm sao?
Rất nhiều trẻ sơ sinh không chịu bú bình. Nguyên nhân có thể là:
- Trẻ chưa đói: Nếu các cữ sữa quá gần nhau, số lượng sữa mỗi cữ vượt nhu cầu của trẻ… sẽ khiến trẻ không muốn ăn vào cữ tiếp theo. Ngoài ra, một số trẻ thích được mút mát và được mẹ ôm khi ti mẹ, điều này có thể khiến mẹ lầm tưởng là trẻ đói. Khi đó, nếu cho trẻ bú bình, trẻ thường không có nhu cầu.
- Trẻ quen với việc bú mẹ hơn bú bình: Nhiều trẻ bú mẹ hoàn toàn và không bú bình. Do đó nếu mẹ cho trẻ bú bình, trẻ sẽ không hợp tác.
- Do sữa: Trường hợp mẹ sử dụng sữa công thức không phù hợp với khẩu vị của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú bình.
- Một số nguyên nhân khác: Do trẻ mọc răng, núm ti quá cứng, do trẻ chỉ thích bú mẹ… cũng khiến trẻ từ bỏ việc bú bình.
Trường hợp trẻ bỏ bú bình khiến nhiều mẹ lo lắng, nhất là khi mẹ phải đi làm, không thể ở nhà cho trẻ ti trực tiếp được. Đối với tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, mẹ có thể khắc phục bằng cách:
- Đổi sữa cho trẻ
Mẹ nên tham khảo các loại sữa khác có mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất để thay thế.
Ví dụ: Sữa dê Úc là công thức Biostime (Biostime SN-2 Bio Plus Ultra Goat hoặc loại sữa bò Úc Biostime SN-2 Bio Plus HPO). Đây là dòng sữa công thức đang được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao và hương vị phù hợp với trẻ sơ sinh. Đặc biệt sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, giúp trẻ tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, nhờ đó trẻ ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.
- Chú ý hơn đến cữ ăn của trẻ
Nên cho trẻ ăn khi trẻ đói thay vì bắt ép trẻ bú bình khi trẻ không có nhu cầu. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể giảm bớt cữ sữa để trẻ không bị quá no.
- Tập cho trẻ làm quen với bình
Nhiều trẻ quen với việc bú mẹ hoàn toàn, khi chuyển sang bú bình sẽ không hợp tác. Việc mẹ cần làm là tập cho trẻ, có thể bắt đầu bằng việc sử dụng thìa bón sữa, rồi từ từ chuyển sang bình sữa. Nếu núm ti quá cứng, mẹ cũng cần lưu ý đổi sang loại khác phù hợp với trẻ hơn.
Nguồn dinh dưỡng từ sữa đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng. Do đó, không chỉ chú ý đến thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, mẹ cần đặc biệt chú trọng tới loại sữa mà trẻ đang ăn. Nhất là trường hợp trẻ không bú mẹ hoàn toàn, việc lựa chọn sữa công thức cần dựa trên tiêu chí đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, sữa phù hợp với nhiều thể trạng, hương vị sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ. Sữa công thức Biostime là một trong những gợi ý tốt nhất mà các mẹ không nên bỏ qua.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bú bình hay bị sặc nên làm gì?
Trẻ sơ sinh bú bình sẽ rất khó tránh được tình trạng bị sặc do các nguyên nhân sau:
- Trẻ không quen với việc bú bình dẫn đến ngậm sai khớp và gây ra tình trạng sặc sữa.
- Trẻ quá đói nên khi bú bình sẽ rất vội vàng, điều này khiến sữa chảy ra nhiều và mạnh hơn. Trẻ không kịp nuốt dẫn đến bị sặc.
- Trẻ không tập trung vào việc bú bình, trẻ buồn ngủ hoặc đang quấy khóc cũng là nguyên nhân gây ra sặc sữa.
- Trẻ nằm bú sai tư thế khiến việc nuốt sữa vào trong gặp khó khăn, sữa trào ngược lên và gây sặc.
- Kích thước núm vú không phù hợp với độ tuổi của trẻ, khiến sữa chảy nhiều dẫn đến sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp trẻ bú bình bị sặc, các mẹ cần bình tĩnh thực hiện sơ cứu cho trẻ:
- Bước 1: Cho trẻ ngồi dậy, sau đó mẹ dùng miệng hút sữa ra khỏi mũi, miệng của trẻ. Cần hút càng nhanh càng tốt. Lưu ý hút sữa ở miệng trước, sau đến mũi.
- Bước 2: Dốc ngược trẻ lên, đặt một tay đỡ ngực trẻ, lòng bàn tay còn lại thực hiện vỗ nhẹ 5 cái vào phần giữa 2 xương bả vai ở lưng. Điều này giúp tăng áp lực lồng ngực để sữa trào ra bên ngoài.
- Bước 3: Mẹ vỗ tiếp vào mông, đùi để bé khóc và có thể thở được.
Lưu ý: Nếu thấy trẻ vẫn có biểu hiện tím tái khó thở, mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng (sàn nhà, giường), sau đó dùng ngón tay trỏ, ngón tay giữa ấn đột ngột xuống dưới xương ức của trẻ (sử dụng lực vừa phải). Lặp lại động tác này nhiều lần đến khi trẻ thở được. Ngay sau khi sơ cứu xong, mẹ nên cho trẻ ra cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Trẻ sơ sinh bú bình có cần uống thêm nước?
Không chỉ quan tâm đến vấn đề thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình, nhiều mẹ còn băn khoăn về việc có nên cho trẻ uống thêm nước. Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ uống nước.
Bởi ở giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, trẻ cần một nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa, không cần cung cấp thêm lượng thức ăn nào khác. Trong sữa mẹ và sữa công thức có chứa lượng nước đủ để cung cấp cho cơ thể của trẻ.
Đối với trường hợp trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, mỗi ngày một ngụm nước nhỏ. Khi trẻ lớn hơn một chút có thể tăng dần lượng nước. Cần chú ý nên cho trẻ uống nước theo nhu cầu, khi trẻ cảm thấy khát và không nên cho trẻ uống no nước.
Trên đây là một số thông tin về thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình và những vấn đề thường gặp khi trẻ bú bình mà các mẹ đang quan tâm. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc con yêu một cách tốt nhất, đặc biệt là vào giai đoạn các mẹ phải đi làm không thể cho trẻ ti trực tiếp như trước.