Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu không những phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng mà cũng cần phải lưu ý rất nhiều đến các hoạt động thường ngày từ cách đi đứng, tư thế ngồi, tư thế nằm,… Vậy bà bầu ngồi xổm có sao không? Tư thế ngồi chuẩn nhất là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu về việc tại sao bà bầu không nên ngồi xổm.
Tại sao mẹ bầu không nên ngồi xổm?
Thực tế, việc bà bầu ngồi xổm trong giai đoạn mang thai không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ngồi xổm là một điều không nên bởi vì các lý do sau:
Gia tăng áp lực lên bàng quang
Vào những tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi ngày một lớn lên nếu mẹ ngồi xổm quá lâu phần thai sẽ đè nặng lên bàng quang, làm gia tăng áp lực bàng quang, gây cảm giác đau cho mẹ bầu. Thậm chí mẹ bầu có thể mệt hoặc ngất đi khi thường xuyên có thói quen ngồi xổm.
Khiến tĩnh mạch bà bầu bị phù nề
Phần bụng dưới và cột sống của mẹ phải chịu áp lực lớn khi em bé lớn lên từng ngày. Nếu bà bầu thường xuyên ngồi xổm sẽ gây ùn tắc mạch máu ở bụng dưới, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, tĩnh mạch bị suy giãn, gây phù nề nghiêm trọng.
Dễ khiến mẹ bầu mất trọng tâm và ngã
Ngồi xổm quá lâu sẽ khiến mẹ bầu hay bị mất trọng tâm và té ngã. Bởi vì khi mẹ thường xuyên ngồi xổm để giặt giũ, nấu ăn, trọng tâm đổ dồn về phía trước nhiều hơn, cùng với đó là chân sẽ bị tê mỏi. Từ đó khiến mẹ bầu khó giữ thăng bằng và có thể bị ngã nhào về phía trước hoặc ngã ngửa về phía sau.
Đối với mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì việc bị ngã rất nguy hiểm. Lúc này, bào thai chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung nên khi bị ngã có thể dẫn đến sảy thai. Vì thế, ngồi xổm khi mang thai là tư thế ngồi không nên của mẹ.
Gây đau xương khớp
Việc ngồi xổm sẽ làm gia tăng áp lực cho các dây thần kinh ở đùi, xương bánh chè ở đầu gối. Từ đó mẹ bầu dễ bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở phần đầu gối và chân.
Tổn thương cột sống
Thai nhi lớn dần lên từng ngày kèm theo sự tăng trưởng về cân nặng. Điều này tạo ra một gánh nặng lớn cho xương cột sống nhằm giữ cân bằng cho cơ thể. Do vậy, nếu mẹ bầu ngồi xổm sẽ khiến cho cột sống dễ bị tổn thương, gây cảm giác đau nhói.
Từ những lý do cơ bản trên, mặc dù không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng nó có thể thấy tư thế ngồi xổm không được khuyến khích cho mẹ bầu khi mang thai vì nó gây ra những ảnh hưởng và tổn thương đến cơ thể của mẹ.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa, khi mẹ bầu có dấu hiệu sắp sinh thì tư thế ngồi xổm sẽ giúp phần xương chậu của mẹ được giãn nở và thuận lợi sinh nở hơn. Nhưng mẹ phải ngồi đúng tư thế mới cung cấp đủ oxy cho thai nhi và giúp làm giảm chứng thoát vị đĩa đệm, giảm căng thẳng khi mẹ sắp sinh.
Tư thế ngồi “chuẩn” nhất cho mẹ bầu tham khảo
Bầu ngồi xổm là tư thế không nên, vậy mẹ bầu phải ngồi như thế nào mới đúng? Dưới đây là những tư thế ngồi “chuẩn” nhất cho mẹ bầu tham khảo. Những tư thế này không những giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp em bé được phát triển tốt hơn.
Ngồi thẳng lưng
Thay vì bầu ngồi xổm, chị em nên ngồi thẳng lưng. Ngồi thẳng lưng là một tư thế ngồi chuẩn, được các chuyên gia khuyến khích không chỉ với mẹ bầu mà còn với tất cả mọi người khi ngồi. Bởi ngồi thẳng là lưng và cổ của mẹ theo một chiều dọc, thẳng hàng với nhau, người không hướng về phía trước hay ngả về phía sau. Tư thế này sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng bị cong, vẹo cột sống, không gây đau lưng, mỏi lưng.
Để chân thoải mái
Khi mẹ ngồi lên ghế, ngoài việc ngồi thẳng lưng, mẹ cũng cần phải đảm bảo đầu gối, hông tạo góc 90 độ và bàn chân để bằng phẳng trên mặt đất. Ngoài ra, khi ngồi trên giường, trên nệm, mẹ cũng không được gác chân quá cao, không được bắt chéo chân để đảm bảo trọng lượng cơ thể được phân bố đều hai bên.
Ngồi dựa sát vào thành ghế
Khi ngồi lên ghế, mẹ nên ngồi những chiếc ghế có thành tựa phía sau chắc chắn. Không nên ngồi ghế không có thành để tựa vì như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và cũng khiến mẹ dễ bị đau mỏi lưng hơn.
Khi ngồi ghế có tựa, mẹ nên ngồi sát vào thành ghế sao cho mông chạm vào phía lưng ghế để có điểm tựa tốt. Ngoài ra, mẹ nên kê thêm đệm hoặc gối mềm để giúp hỗ trợ lưng, không làm đau mỏi lưng.
Không nên ngồi một chỗ quá 30 phút
Khi phải ngồi làm việc trên máy tính hoặc các công việc khác, bà bầu không nên ngồi yên tại một chỗ quá 30 phút mà thỉnh thoảng nên vận động cơ thể bằng cách co duỗi tay chân, vươn vai hoặc đứng dậy đi lại để cơ thể được thư thái.
Khi vận động, mẹ bầu cần lưu ý: Khi đứng dậy không nên chồm người về phía trước vì lúc này phía trước của mẹ là bụng bầu nặng dễ khiến mẹ bị ngã. Khi xoay người, mẹ nên xoay toàn thân, không nên xoay mỗi phần trên vì như vậy mẹ sẽ bị lệch khớp.
Một số lưu ý khác về tư thế ngồi của bà bầu
Bên cạnh việc bầu ngồi xổm là không nên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số tư thế khác như:
- Ngồi chân không chạm đất: Tư thế này có thể khiến mẹ bầu bị phù nề nhiều.
- Tư thế ngồi bắt chéo chân: Với tư thế này, mẹ bầu rất dễ gặp phải nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Ngồi buông thõng vai, gù lưng, cụp vai: Đây là tư thế gây áp lực trực tiếp lên tủy sống và có thể khiến mẹ bầu đau mỏi nhiều hơn.
- Ngồi gập bụng, gập người về phía trước: Với tư thế này, mẹ bầu càng tuyệt đối không nên ngồi bởi gập bụng ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi, có thể khiến lượng oxy truyền đến thai nhi không đủ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, mẹ bầu vẫn có thể ngồi xổm được, ví dụ như khi tập Yoga. Đây được gọi là “tư thế bà đẻ”, có tác dụng giảm táo bón thai kỳ và hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, sinh nở thuận lợi lơn. Vì vậy, tư thế bầu ngồi xổm chỉ phù hợp với phụ nữ gần đến ngày sinh. Trường hợp tập Yoga cần có sự theo dõi sát sao của huấn luyện viên. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia về vấn đề này trước khi thực hiện.
Xem thêm: Bà bầu nằm nghiêng bên nào tốt nhất cho thai nhi trong thai kỳ?
Như vậy, với những thông tin trên, các mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề tại sao khi mang thai bà bầu ngồi xổm lại không được. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kiến thức bổ ích giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc nên hay không nên ngồi xổm khi mang thai cũng như các tư thế ngồi đúng, chuẩn để vừa đảm bảo được sức khỏe của mẹ lại vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.