Cảnh báo nguy hiểm khi xuất hiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là hiện tượng bất thường cảnh báo rốn của trẻ đang bị viêm nhiễm. Bố mẹ cần theo dõi tình trạng này và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là hiện tượng bất thường cảnh báo rốn của trẻ đang bị viêm nhiễm (Ảnh sưu tầm)

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý

Trẻ sơ sinh rụng rốn là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khoảng từ 7-20 ngày sau sinh. Theo đó, rốn sẽ tự rụng và cần một khoảng thời gian để liền sẹo. Tuy nhiên, khi rốn trẻ sơ sinh có mủ trắng kèm mùi hôi hay rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo rốn đã bị viêm nhiễm.

Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ do viêm nhiễm thường kèm theo các triệu chứng khác như:

Rốn vốn thông với hệ thống mạch máu nên mọi tổn thương tại rốn đều sẽ gây tác động tiêu cực đến máu cùng các bộ phận trong cơ thể của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh rụng rốn sau đó xuất hiện tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng rốn, kéo theo một số biến chứng khác như uốn ván rốn, nhiễm trùng máu. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay. 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Rốn trẻ sơ sinh có mủ là dấu hiệu của việc rốn đã bị viêm nhiễm

Các dạng mủ khi rốn trẻ bị viêm nhiễm

Tùy vào từng nguyên nhân, mủ viêm ở rốn trẻ sẽ hai dạng chính:

  • Mủ trắng: Mủ có màu trắng hoặc ngả xám, chất dày và nhờn, không có mùi. Mủ trắng báo hiệu rốn trẻ đang bị tấn công bởi vi khuẩn, gây nhiễm trùng.
  • Mủ vàng: Mủ có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, có mùi hôi nhẹ, nhờn hơn so với mủ trắng nhưng chất mỏng. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ bị tắc tuyến mồ hôi và băng rốn chặt và kỹ.

Dựa vào tình trạng mủ rốn, mẹ có thể nhận biết được thể trạng hiện tại của con. Khi bắt gặp rốn có mủ, mẹ cần có hành động xử lý ngay, tránh bỏ qua bởi khi rốn viêm nhiễm lâu ngày sẽ khó chữa khỏi.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ

Rốn trẻ sơ sinh có mủ, rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là hiện tượng cuống rốn của trẻ đang bị viêm nhiễm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cuống rốn mà bố mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị chảy mủ thông thường 

Nguyên nhân thông thường khiến rốn trẻ sơ sinh chảy mủ chủ yếu xuất phát từ việc chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ chưa đúng cách: 

  • Vệ sinh rốn sai cách: Bố mẹ băng rốn cho trẻ quá chặt, không thường xuyên lau rửa rốn cho trẻ hay quên sát khuẩn tay trước khi vệ sinh cuống rốn.
  • Tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian: Rất nhiều bố mẹ tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian (rắc hoặc chấm thuốc lên rốn) khiến rốn của trẻ bị viêm nhiễm.
  • Không vệ sinh rốn cho trẻ: Nhiều bố mẹ sợ trẻ bị đau nên không dám vệ sinh, thay băng thường xuyên cho trẻ trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ và có mùi hôi.
  • Không giữ cho rốn của trẻ luôn khô thoáng: Nhiều bố mẹ vệ sinh, tắm rửa cho trẻ quá thường xuyên, sử dụng sữa tắm cho trẻ em sơ sinh không đúng cách, không chú ý thấm khô khiến rốn của trẻ luôn ẩm ướt và bị viêm.

Rốn trẻ sơ sinh bị mủ do bệnh lý

Rốn trẻ sơ sinh có mủ và sưng đỏ, trẻ sốt cao… có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến rốn như:

  • Viêm rốn: Xảy ra sau khi trẻ rụng rốn với các triệu chứng như trẻ quấy khóc, sốt nhẹ, vùng rốn bị phù nề và chảy mủ vàng.
  • Nhiễm khuẩn rốn: Một số triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn rốn bao gồm rụng rốn kèm theo tiết dịch, chảy mủ, rốn sưng đỏ, sốt cao. Nếu bố mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời, sau một vài ngày sẽ biến chứng sang rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, toàn thân sưng đỏ.
  • Viêm mạch máu rốn: Đây là bệnh lý nguy hiểm và đáng lưu ý nhất. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tấn công vào mạch máu và gây nhiễm khuẩn máu, đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Hoại tử rốn: Đây là biến chứng của tình trạng nhiễm khuẩn rốn. Biểu hiện điển hình nhất là rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng hoặc trắng kèm mùi hôi, quanh rốn sưng đỏ hoặc tím bầm, dịch mủ tiết ra nhiều.
Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Rốn trẻ sơ sinh chảy mủ có thể do nhiều bệnh lý nguy hiểm ở rốn gây ra, do đó bố mẹ không nên chủ quan

Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ

Vậy rốn trẻ sơ sinh có mủ phải làm sao? Dưới đây là cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ mà bố mẹ nên áp dụng:

Luôn giữ cuống rốn của trẻ khô ráo

Sau mỗi lần vệ sinh và tắm cho trẻ, bố mẹ nên thấm khô phần rốn trẻ và thay băng rốn ngay sau đó. Bố mẹ cũng cần sát khuẩn tay bằng cồn 70 độ trước khi vệ sinh rốn cho trẻ để tránh làm vi khuẩn trên tay bám vào rốn của trẻ. 

Thay băng rốn cho trẻ thường xuyên 

Bố mẹ cần làm sạch đáy rốn bằng bông hoặc gạc có thấm chút cồn sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý từ 1-2 lần/ngày. Bên cạnh đó, lưu ý tuyệt đối không để nước tiểu hay phân của trẻ dính vào cuống rốn.

rốn trẻ sơ sinh có mủ
Nên vệ sinh rốn của trẻ bằng nước muối sinh lý để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn

Không nôn nóng khi rốn của trẻ chưa rụng 

Nếu rốn của trẻ không rụng đúng dự kiến thì bố mẹ cũng không cần quá nôn nóng. Thời gian rụng rốn ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau. Bố mẹ không nên vì quá nôn nóng mà kéo đứt dây rốn, ngay cả khi dây rốn đang lỏng lẻo, sự gắn kết chỉ còn chút ít. Hành động tự ý kéo đứt dây rốn không chỉ khiến trẻ đau mà còn gây ra vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng cao ở khu vực rốn của trẻ.

Tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ

Bố mẹ cần đảm bảo chăn màn, khăn lau và quần áo sơ sinh luôn sạch sẽ vì đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với rốn của trẻ. Ngoài ra, phòng của trẻ cần được thông thoáng, có gió đối lưu và không bị tác động bởi thuốc lá, khói bụi hay mùi hóa chất.

Xem thêm:

Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ

Bố mẹ nên mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thông khí và thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp cho trẻ hạn chế tiết mồ hôi quá nhiều và giúp cho vùng rốn nhanh khô.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ
Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ; không đóng bỉm quá chặt và sát vào rốn… sẽ giúp rốn trẻ nhanh khô hơn

Tuyệt đối không tự ý áp dụng bài thuốc dân gian

Bố mẹ tuyệt đối không áp dụng các mẹo hay bài thuốc dân gian để tác động lên rốn của trẻ. Vì đây chính là một trong nhiều nguyên nhân khiến rốn của trẻ bị viêm nhiễm và chảy mủ. Thay vào đó, hãy chú ý theo dõi tình trạng của trẻ mỗi ngày. Nếu thấy trẻ bị chảy mủ, chảy máu ở rốn, dịch rốn có mùi hôi, trẻ sốt và quấy khóc… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng tránh rốn trẻ sơ sinh có mủ

Nhiễm trùng rốn có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ. Do vậy, việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng mà bố mẹ không nên bỏ qua:

  • Sát khuẩn tay trước khi vệ sinh rốn cho trẻ và lau khô rốn trẻ sau khi tắm.
  • Thường xuyên kiểm tra bỉm để thay cho trẻ khi bỉm đầy. Với những trẻ dùng tã vải, bố mẹ cần giặt sạch với nước giặt chuyên dụng và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Việc sử dụng tia plasma lạnh chiếu cuống rốn cũng có thể làm giảm nguy cơ gây mủ, giúp rốn mau khô và mau rụng ở trẻ sơ sinh. 
rốn trẻ sơ sinh có mủ
Nên dùng cồn sát khuẩn tay trước khi vệ sinh rốn cho bé

Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mủ cùng cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, bố mẹ có thể tự tin chăm sóc trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra – trong đó có tình trạng nhiễm trùng rốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay