Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cho thấy bé đang gặp vấn đề không tốt về sức khỏe hoặc có nguy cơ mắc phải một số bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng,…. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, bố mẹ cần chú ý quan sát, phát hiện và có phương án xử lý kịp thời.
Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh cần chú ý
Cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh và sức đề kháng yếu nên dễ khiến bé bị bệnh. Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy một trong những dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh sau bố mẹ cần nhanh chóng xử lý để đảm bảo con phát triển khoẻ mạnh.
Thường xuyên cáu kỉnh, khóc lóc
Thông thường, trẻ hay khóc và cáu kỉnh khi đói ăn hoặc buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bé liên tục quấy khóc, cáu kỉnh vô cớ và không có dấu hiệu ngừng thì khả năng cao trẻ đang khó chịu hoặc đau đớn. Lúc này, ba mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sức khoẻ.
Sốt và co giật
Sốt là dấu hiệu cảnh báo nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn bình thường (trên 37.5 độ C). Sốt không hoàn toàn có hại cho trẻ khi đây là một cách để cơ thể kích thích khả năng miễn dịch, tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh cho con. Vì vậy, trường hợp bé sốt không quá cao và nhanh hạ nhiệt các mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, khi bé sốt cao kéo dài sẽ khiến cơ thể co giật, gây sốc và tổn thương thần kinh. Đó là lý do người lớn cần nắm rõ tình trạng sốt của con cùng cách xử lý phù hợp.
- Sốt nhẹ từ 37.5 – 38.5 độ C: Chưa cần dùng thuốc hạ sốt, thay vào đó bổ sung cho trẻ nhiều nước, mặc đồ mỏng để dễ thoát mồ hôi.
- Sốt từ 38.5 – 39.5 độ C: Trẻ có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, mắt không tinh nhanh. nhịp tim tăng nhanh và thở gấp. Nên cho trẻ uống nhiều nước và thuốc hạ sốt.
- Sốt cao từ 39.5 – 40 độ C: Trẻ khó chịu, ngủ li bì, cơ thể nóng ran và có thể bị co giật. Bố mẹ cần cho con uống thuốc giảm sốt, lau mát (không dùng đá lạnh) hạ thân nhiệt và đưa trẻ đi bệnh viện.
Đặc biệt, trẻ sốt co giật thường là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm màng não, động kinh, sốt xuất huyết,… Tình trạng này dễ biến chứng nguy hiểm khi xử lý không đúng cách. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi và nhận biết sớm tình hình của con để kịp thời có phương án điều trị thích hợp.
Ngủ ít hoặc nhiều, chậm phản ứng với xung quanh
Giấc ngủ có vai trò quan trọng cho sự phát triển của con trẻ. Thông thường, trẻ em cần thời gian đi ngủ nhiều hơn người lớn, cụ thể như sau:
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 12 – 14 tiếng/ngày
- Trẻ 4 – 6 tuổi: 10 – 12 tiếng/ngày
- Trẻ 7 – 12 tuổi: 9 – 12 tiếng/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 7 – 11 tiếng/ngày
Ngủ nhiều hay ít hơn thời gian trên đều không tốt cho trẻ, đây là nguyên nhân khiến con chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc. Trường hợp ngủ nhiều quá mức còn gây ra tình trạng bé thiếu tỉnh táo, phản ứng chậm chạp, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hạ đường huyết và co giật.
Phương pháp khắc phục hiệu quả là tập cho con thói quen ngủ sớm, giảm tối thiểu kích thích ngoại cảnh lên hệ thần kinh trẻ. Hạn chế tiếng ồn, ánh sáng trong thời gian con nghỉ ngơi. Đồng thời, các mẹ chú ý không cho con ăn quá no, mặc đồ quá chật và nằm sai tư thế.
Da biến đổi màu bất thường
Những thay đổi sắc tố trên da phản ánh một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như:
Màu sắc bất thường trên da | Nguy cơ trẻ có thể mắc phải |
Da tím tái, nhợt nhạt, xanh xao | Cơ thể nhiễm lạnh |
Màu da xanh xao kèm theo khó thở, bú kém | Nhiễm khuẩn, viêm phổi,… |
Vàng da bất thường theo vùng rồi lan khắp cơ thể và cả tròng mắt | Nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp gây tử vong hoặc bại não |
Da ửng đỏ, có nổi mụn ngứa | Phát ban, dị ứng |
Da đỏ thẫm hay xanh tím, nổi thành mảng nhỏ và lan dần | Nhiễm trùng não mô cầu |
Ấn vào da có vết đốm hằn lên và không mờ đi | Khả năng xuất huyết dưới da |
Phụ huynh có thể căn cứ vào các dấu hiệu trên để nhận biết tình trạng da của con đang gặp phải. Sau khi phát hiện những bất thường ở trẻ sơ sinh trên da, bạn nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị.
Nôn mửa, tiêu chảy
Hiện tượng nôn hoặc chớ xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ nôn nhiều kèm theo quấy khóc, tiêu chảy thì cha mẹ cần chú ý. Triệu chứng này có thể đang cảnh báo các bệnh về đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn gây ra. Nếu chất nôn có dịch lạ màu xanh hay vàng, nguy cơ cao trẻ bị viêm ruột nặng. Nếu không đưa đi viện chữa trị sớm sẽ khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, tụt huyết áp, truỵ tim mạch, thậm chí gây tử vong.
Chướng bụng
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi hay táo bón dễ gây chướng bụng. Tình trạng này thường tự khỏi khi thay đổi khẩu phần ăn và tư thế bú cho bé. Nếu chướng bụng kéo dài kết hợp nôn mửa, khó đi tiêu, khả năng cao trẻ đang mắc các bệnh đường ruột và tiêu hoá.
Môi tím tái
Môi tím tái, có chất nhầy trong lưỡi cũng là một hiện tượng bất thường cho thấy trẻ đang thiếu oxy. Để tránh nguy hiểm, bạn không nên mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, đảm bảo không gian thông thoáng đồng thời đưa con đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Khô môi miệng, mắt đờ đẫn
Khô môi miệng hoặc mắt nhìn đờ đẫn chứng tỏ cơ thể bé đang thiếu nước. Trường hợp thiếu nước ở mức độ nhẹ mẹ có thể bổ sung chất điện giải orezol. Khi tình trạng trở nặng cần đưa bé ra cơ sở y tế uy tín truyền nước, tránh để tình trạng kéo dài dẫn đến kiệt sức.
Đau bụng
Đau bụng là biểu hiện bất thường ở trẻ sơ sinh cảnh báo các bệnh về đường tiêu hoá, đường ruột. Những cơn đau bụng âm ỉ hoặc co thắt từng đợt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí bụng khác nhau gây cảm giác khó chịu. Các mẹ có thể ấn nhẹ tay lên từng vùng bụng, nếu con khóc ré lên chứng tỏ khu vực đó bị tổn thương nghiêm trọng.
Bỏ ăn và ăn ít hơn bình thường
Bé bỏ ăn hoặc ăn ít hơn 6 cữ/ngày trong một khoảng thời gian dài là không bình thường. Nguyên nhân có thể là do sữa mẹ có mùi lạ, tư thế bú sai cách hoặc bé không khỏe trong người. Trường hợp này chị em không nên chủ quan mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có giải pháp khắc phục hợp lý.
Hơi thở nặng nề, thở bằng miệng
Trẻ thở nặng nề, thở bằng miệng phản ánh những bất thường từ hệ hô hấp như viêm phổi, suy hô hấp, viêm thanh quản, hen suyễn,…
Nên cho trẻ đi viện khi thấy những dấu hiệu sau:
- Thở khó, có tiếng rít thanh quản và xuất hiện cơn co kéo hô hấp.
- Thở nhanh, gấp rút đồng thời lồng ngực phập phồng liên tục.
- Khó thở, khò khè và bỏ ăn. Quanh miệng có màu xanh, mũi sưng phồng, da và môi tái nhợt.
- Khi hít vào sụn thanh quản nhô lên, trẻ nhăn mặt, hai cánh mũi nở. Đầu gật gù khi thở và hay ngửa ra sau lúc hít vào.
Ho nhiều
Trẻ ho nhiều do ngứa cổ hay viêm họng là điều khó có thể tránh khỏi khi thời tiết thay đổi và điều trị được tại nhà khi bị nhẹ. Ngược lại, nếu con ho dai dẳng không dứt hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng sau mẹ cần đưa đi khám gấp:
- Ho nhiều ra dịch mật xanh: Có nguy cơ tắc ruột, lồng ruột.
- Ho liên miên, nôn dịch màu nâu: Biểu hiện của xuất huyết nội tạng.
Trên đây là những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh thường hay mắc phải. Việc nhận biết sớm không chỉ giúp giảm thiểu khó khăn khi điều trị mà còn hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Cách phòng tránh những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh
Để phòng tránh những bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, bú đủ 6 tháng
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Trong sữa mẹ chứa nhiều lợi khuẩn tăng đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và nguy cơ đột tử sơ sinh. Vì vậy, bạn nên cho con bú sớm và sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ cho trẻ
Chất lượng giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Bạn hãy đảm bảo con được ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi.
- Chú ý chăm sóc da
Thời gian đầu sau sinh làn da của trẻ mềm yếu, nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn nếu không chăm sóc đúng cách. Khi vệ sinh, tắm rửa bố mẹ cần thao tác nhẹ nhàng và tuân thủ đúng chỉ dẫn của chuyên gia để tránh em bé bị bệnh.
- Chăm sóc mắt hàng ngày
Mắt của trẻ cần được chăm sóc cẩn thận và vệ sinh sạch ít nhất 3 lần/ngày. Bởi đây là bộ phận nhạy cảm, dễ tổn thương khi nhiễm khuẩn hay bám bụi bẩn.
- Bổ sung đủ các nhóm chất
Các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu mẹ cần bổ sung cho con như canxi, vitamin D chắc xương răng; chất xơ tốt cho tiêu hóa; vitamin A, B, C tăng đề kháng, hạn chế thiếu máu và tốt cho mắt;… Ngoài ra phải kể đến choline, sắt, magie, kali, kẽm, đạm, axit béo, probiotic,…
Phụ huynh có thể bổ sung thông qua nguồn thực phẩm ngoài tự nhiên. Để tăng cường hiệu quả, việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng là phương pháp tối ưu. Trong đó, các mẹ có thể tham khảo các dòng sữa dê Úc, sữa bò Úc, sản phẩm dinh dưỡng từ Biostime – thương hiệu dinh dưỡng dành cho trẻ em hàng đầu thế giới.
Điểm chung các sản phẩm của Biostime là thành phần tinh khiết không kháng sinh, hormone tăng trưởng kết hợp công thức tiên tiến trong nghiên cứu và sản xuất. Biostime hiện đang là thương hiệu bán chạy tại nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Úc, Singapore, NewZealand,…
- Cho trẻ tiêm đủ liều
Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra. Các mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm phòng đúng thời điểm và đủ liều để đạt hiệu quả đề kháng cao.
- Cho trẻ khám định kỳ
Khám định kỳ giúp bố mẹ nắm được tình hình sức khỏe cũng như mức tăng trưởng thể chất, tinh thần của con. Từ đó, bác sĩ có phương pháp can thiệp, xử lý kịp thời giúp con thuận lợi phát triển.
Như vậy, những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Người lớn cần chú ý phát hiện sớm để tránh những hậu quả khôn lường không đáng có xảy ra.