Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và cách xử lý chuẩn khoa học

Cùng với sự phát triển của thai nhi, thai phụ tăng cân là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mức tăng cần đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. Bởi nếu tăng cân quá nhanh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh điều đó, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và cách kiểm soát cân nặng hiệu quả khi mang thai trong bài viết này. 

nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Các yếu tố khiến mẹ tăng cân trong thai kỳ 

Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, 47% phụ nữ mang thai có hiện tượng tăng cân quá mức cho phép (theo vinmec.com). Nhiều chị em đặc biệt quan tâm đến các nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh. Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé. Tăng cân khi mang thai đến từ nhiều yếu tố, liên quan đến trọng lượng của em bé cùng một số yếu tố khác. Ước tính trung bình một bà mẹ mang thai đơn có thai kỳ bình thường sẽ tăng từ 11 – 16kg. Các chuyên gia phân tích cụ thể từng “thành phần” khiến mẹ bầu tăng cân, bao gồm: 

  • Trọng lượng thai nhi: 3,0 – 3,6kg
  • Ngực phụ nữ thường lớn hơn khi mang thai, tăng từ 0,5 – 1,4kg
  • Kích thước tử cung tăng, trọng lượng cũng tăng lên khoảng 0,9kg 
  • Nhau thai: 0,7kg 
  • Nước ối: 0,9kg
  • Lượng máu: 1,4 – 1,8kg
  • Lượng chất lỏng: 0,9 – 1,4kg
  • Lượng chất béo dự trữ: 2,7 – 3,6kg.

Mức tăng cân được khuyến nghị trong thai kỳ

Để xác định nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh thì mẹ bầu cần nằm được thông tin về mức tăng cân lành mạnh trong suốt quá trình mang thai. Theo đó, mức tăng cân trong thai kỳ được khuyến cáo phù hợp với đặc điểm phụ nữ Việt Nam dao động từ 10 – 12kg. 

Cơ sở được dùng làm căn cứ cho mức cân khuyến nghị là dựa trên BMI. Đây là chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên thông tin về chiều cao, cân nặng. Kết quả đưa ra được xác định như sau: 

  • BMI <18.5 là nhẹ cân 
  • BMI 18.5 – 24.9 là cân nặng bình thường 
  • BMI 25 – 29.9 là thừa cân 
  • BMI >30 là béo phì.

Đối với mẹ mang thai một em bé

Các mẹ hãy tính BMI của mình trước khi mang thai. Dựa trên chỉ số này, mức tăng cân lành mạnh với mẹ bầu thai đơn cụ thể là:

  • BMI <18,5: mẹ bầu cần tăng từ 12,5 – 18kg để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
  • BMI 18.5 – 24.9: mức tăng cân nặng được khuyến cáo giới hạn trong khoảng 11.5 – 16kg
  • BMI 25 – 29.9: do thể trạng bình thường của mẹ đã thừa cân nên tốt nhất thai phụ chú ý chế độ dinh dưỡng, chỉ nên tăng từ 7 – 11kg
  • BMI >30: để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến cân nặng, mức tăng tốt nhất trong trường hợp này là 5 – 9kg.

Đối với mẹ mang thai đôi trở lên

Với mẹ bầu đa thai (mang thai từ hai, ba… em bé trở lên) thì mức tăng cân đương nhiên cũng sẽ cao hơn. Trong bài viết này, Biostime cung cấp thông tin cân nặng khuyến nghị được tăng theo BMI của bà bầu thai đôi:

  • BMI 18.5 – 24.9: mức tăng cân lành mạnh là 17 – 25kg
  • BMI 25 – 29.9: mẹ bầu cố gắng đảm bảo mức tăng từ 14 – 23kg
  • BMI >30: các mẹ chỉ nên tăng trong khoảng 11 – 19kg. 
nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Trường hợp mẹ bầu mang thai đôi trở lên, mức cân nặng cũng sẽ cao hơn bình thường

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng 

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh có thể do tuổi thai. Ngoài cách xác định mức tăng cân với BMI, các mẹ đừng bỏ qua việc theo dõi mức tăng theo từng tháng. Cách này sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh thực đơn khoa học và kịp thời. 

Theo đó, trong giai đoạn 3 tháng đầu, tổng cân nặng tăng thêm của thai phụ từ 1,5 – 2,5kg là hợp lý. Nhiều mẹ do nghén tăng cân ít hơn hoặc không tăng cân cũng không đáng lo ngại. Từ tháng thứ 4 trở đi, mức tăng cân sẽ nhiều và ổn định hơn. Lúc này, tốt nhất mức cân tăng thêm phù hợp dao động khoảng 4,5 – 5,5kg. Đến tam cá nguyệt cuối cũng là thời điểm mẹ bầu tăng cân nhanh nhất theo tốc độ phát triển của thai nhi lúc này. Khi đó, mỗi tuần bà bầu nên giữ mức tăng khoảng 500g nên ba tháng cuối tổng mức tăng cân khoảng 5,5 – 7kg.   

Mức tăng cân dựa vào BMI trên được công bố bởi CDC Hoa Kỳ. Do được nghiên cứu với đối tượng phụ nữ mang thai Âu – Mỹ nên chưa thực sự phù hợp với người Việt Nam. Với giới hạn cân nặng tăng theo tháng cũng không phải quy chuẩn đúng với tất cả mẹ bầu. 

Vậy nên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để nhận được tư vấn về mức tăng cân phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của mình.  

Nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân trong thai kỳ

Thực tế, đa số các bà bầu hiện đại đều tìm hiểu về mức tăng cân lành mạnh. Nhưng vẫn có không ít mẹ bầu tăng nhiều cân và tăng nhanh hơn mức khuyến nghị. Vậy nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là gì? 

  • Nhiều mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ hoặc ở một giai đoạn nhất định liên quan đến cơ địa
  • Tam cá nguyệt đầu tiên, hầu hết các mẹ đều gặp tình trạng ốm nghén nên chán ăn. Sau khi các triệu chứng nghén qua đi, một số mẹ có tư tưởng “ăn bù”. Việc hấp thụ quá nhiều chất trong thời gian ngắn cũng làm cân nặng tăng nhanh. 
  • Không ít phụ nữ mang thai vẫn giữ quan điểm sai lầm về việc phải ăn nhiều hơn vì đang ăn cho hai người. Họ ăn gấp đôi, gấp ba nhu cầu thực sự cần thiết. Cùng với đó là việc ít vận động thể chất khiến năng lượng không được tiêu hao nên tăng cân nhanh là điều dễ hiểu. 
  • Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh còn đến từ yếu tố bệnh lý. Nếu các mẹ bị suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc đã/đang dùng thuốc chống trầm cảm… cũng làm cân nặng tăng nhanh.  
nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Chế độ ăn không khoa học  là một trong những nguyên nhân chính khiến mẹ bầu tăng cân nhanh

Biến chứng khi cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh 

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh khác nhau với từng mẹ. Nhưng nhìn chung, cân nặng mẹ bầu tăng quá nhanh và quá nhiều là vấn đề mà các mẹ cần lưu ý. Bởi điều này làm ảnh hưởng tiêu cực và tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể:

  • Tăng cân nhanh khiến các mẹ nặng nề, sẽ thấy mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi làm mẹ khó chịu hơn
  • Cân nặng tăng nhanh tạo áp lực lên đường hô hấp làm bà bầu khó thở, dễ bị ngưng thở khi ngủ 
  • Nguy cơ tăng huyết áp, mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật tăng lên nếu mẹ bầu vượt quá mức cân khuyến nghị
  • Mẹ bầu tăng cân nhanh, thai nhi thường to gây khó sinh thường cũng dễ gặp biến chứng khi sinh. Đồng thời, em bé khi chào đời cũng có nguy cơ béo phì cao hơn những em bé khác. 
  • Tăng cân nhanh và nhiều trong thai kỳ ảnh hưởng đến việc giảm cân sau sinh, mẹ bầu khó về dáng hơn
  • Chảy nhiều máu, rách âm đạo, khó sinh, di chuyển khó khăn,…
  • Giãn tĩnh mạnh, đau nhức các khớp do phải tải một trọng lượng lớn
  • Gây áp lực lên cơ thể, khiến máu khó lưu thông.

Theo nghiên cứu khoa học, mẹ bầu tăng cân nhanh trong thai kỳ khó giảm cân sau sinh và có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Em bé khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh tương tự với mẹ, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sinh hoạt.

Cách kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu chuẩn 

Nhìn chung, nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh chủ yếu liên quan đến chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống. Các mẹ tham khảo 3 gợi ý cách kiểm soát cân nặng dưới đây để duy trì mức cân hợp lý trong thai kỳ: 

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Để đảm bảo mức tăng cân hợp lý mà vẫn bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu, cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng vừa phải tránh bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn
  • Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ 
  • Mẹ bầu nên tăng khẩu phần ăn để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên tăng gấp đôi, chỉ tăng thêm 50% là đủ. 
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, thịt đỏ, cá, trứng, các loại đậu,…
  • Bổ sung nhiều rau và trái cây vào thực đơn để hạn chế tình trạng táo bón và trĩ trong thai kỳ
  • Uống ít nhất 2 – 3 lít nước/ngày. Nếu được, các mẹ uống 2 ly sữa (ưu tiên sữa ít đường, sữa tách béo).
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, không sử dụng rượu, bia, chất kích thích…

Xem thêm: Tất tần tật thực đơn cho bà bầu không tăng cân tốt cho mẹ và bé 

nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Thay vì ăn uống không điều độ, mẹ bầu hãy chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày và tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ… tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi

Theo dõi quá trình tăng cân ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ

Thông thường các mẹ bị nghén trong 3 tháng đầu nên ít để ý đến vấn đề cân nặng. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng bạn nên theo dõi sự thay đổi cân nặng từ những ngày đầu tiên phát hiện có thai. Điều này sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ tốt hơn. Sự sát sao này góp phần lớn vào việc đảm bảo mức tăng cân chuẩn và có thể điều chỉnh ngay khi cần. 

Việc theo dõi thường xuyên không chỉ giúp phát hiện nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh mà còn giúp mẹ nhận ra những bất thường. Ví dụ, nếu mẹ bầu tháng thứ 8 không tăng cân sẽ phản ánh chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, suy nhược cơ thể hoặc do bệnh lý ảnh hưởng đến trao đổi chất…

Tập thể dục thường xuyên

Vận động khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Vì mẹ bầu ăn nhiều mà không tập luyện cũng khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng. Trong thai kỳ, các mẹ ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, an toàn như yoga, đi bộ, bơi lội,… Thời gian tập được khuyến nghị là khoảng 30 phút mỗi ngày. 

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh Biostime cung cấp đến bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp các mẹ có biện pháp xây dựng chế độ ăn và lịch sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh với mức tăng cân hợp lý. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay