Giải đáp chi tiết: Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn?

Trẻ được 6 tháng tuổi là thời điểm vàng để ăn dặm. Khi đó, mẹ sẽ thắc mắc nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn? Thực tế, bột ăn dặm vị ngọt hay vị mặn thì đều có thành phần dinh dưỡng giống nhau, chỉ khác nhau về hương vị và nguồn gốc tạo nên thành phần đạm có trong bột. 

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn?

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm rất quan trọng. Bé ăn quá sớm sẽ làm giảm sự hấp thụ lượng sữa mẹ, khó tiêu hóa thức ăn do hệ tiêu hóa còn non nớt, giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh. Mặt khác, bé ăn dặm quá muộn sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết, dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng, khó tập ăn về sau. Vậy mấy tháng cho bé ăn bột ngọt? Có nên cho trẻ ăn bột ngọt không?

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn
Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm rất quan trọng (Ảnh sưu tầm)

Theo khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia, phụ huynh nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm lúc 6 tháng tuổi. Bởi đây là thời điểm bé cần thêm nhiều nguồn năng lượng từ bột ăn dặm. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, trẻ cũng đã cơ bản điều chỉnh được thao tác lưỡi để đưa thức ăn di chuyển trong miệng, hệ tiêu hóa cũng phát triển cơ bản đủ để tiêu hóa một số loại thức ăn.

Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi được bú mẹ đúng cách nhưng cân nặng không đạt tiêu chuẩn, hay bé đã có những dấu hiệu sẵn sàng để ăn dặm ( ngồi vững, lưỡi không có phản xạ đẩy thức ăn ra,…) thì mẹ có thể cho con ăn dặm sớm hơn mà không cần quá khắt khe về thời gian bé mấy tháng ăn bột ngọt.

Một trong những nguyên tắc khi ăn dặm là ăn từ ngọt đến mặn. Điều này được giải thích là do bột ngọt có vị ngọt gần với mùi vị của sữa mẹ, giúp trẻ dễ làm quen hơn và có sự khởi đầu tốt khi bắt đầu tập ăn dặm. Trong thời gian này, mẹ có thể cho thêm sữa vào, nhưng tuyệt đối không cho thêm rau củ hoặc các loại thực phẩm nào khác.

Sau khi bé đã dần thích ứng với các loại thức ăn khác, mẹ dần chuyển sang bột mặn để kích thích vị giác của bé. Vậy, bé mấy tháng ăn bột mặn?

Nên cho trẻ ăn bột ngọt trong bao lâu?

Cho bé ăn bột ngọt đến mấy tháng? Thông thường, bé chỉ cần làm quen với bột ngọt trong 1 tháng đầu tiên để hệ tiêu hóa làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Sau 2 đến 4 tuần, nếu bé vẫn tiêu hóa tốt thì mẹ nên cho bé ăn xen kẽ giữa bột ngọt và bột mặn trước khi chuyển hẳn sang bột mặn.

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn
Bé chỉ cần làm quen với bột ngọt trong 1 tháng đầu tiên để hệ tiêu hóa làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức (Ảnh sưu tầm)

Một chén bột mặn cho bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: 

  • Bột (khoai, bắp, mì, gạo,…)
  • Đạm (đậu, thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm,…)
  • Vitamin và khoáng chất (rau, trái cây,…)
  • Chất béo (dầu ăn, mè, mỡ, đậu phộng,…)

Vì thế, khác với bột ngọt, khi pha bột mặn ăn dặm, mẹ có thể cho thêm rau, thịt hoặc các loại thực phẩm dinh dưỡng khác.

Khi bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ nên xây dựng thực đơn với đầy đủ các nhóm dưỡng chất để bé phát triển cả về sức khỏe và trí tuệ.

Thực đơn bột ngọt cho bé ăn dặm

Mặc dù, bé chỉ cần ăn bột ngọt trong khoảng thời gian ngắn nhưng mẹ vẫn cần nấu cho bé những món ăn bổ dưỡng vì giai đoạn ăn dặm đầu tiên là vô cùng quan trọng. Một số món ăn gợi ý cho mẹ:

Bột ngọt với bơ

Quả bơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó, chất béo có hàm lượng cao nhất, tiếp đến là chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mẹ cho bé ăn dặm bằng bơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, phát triển não bộ, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và giúp trẻ tăng cân.

Cách làm:

  • Tách bơ làm đôi, loại bỏ hạt.
  • Lấy phần ruột xay nhuyễn hoặc nghiền nát.
  • Trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa công thức tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

Bột ngọt với chuối

Trong quả chuối có chất xơ, kali, magie, tinh bột và nhiều chất khác giúp hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoạt động tốt, xương chắc khỏe hơn.

Cách làm:

  • 1 quả chuối đem nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
  • Pha với sữa tươi tiệt trùng và trộn đều đến khi có hỗn hợp sánh mịn.

Mẹ cho bé ăn vào sáng hoặc xế chiều đều phù hợp.

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn
Quả chuối có chất xơ, kali, magie, tinh bột và nhiều chất khác giúp hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn hoạt động tốt, xương chắc khỏe hơn (Ảnh sưu tầm)

Bột ngọt với khoai lang

Thành phần của khoai lang bao gồm nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe của bé.

Cách làm:

  • Rửa sạch 1 – 2 củ khoai lang, cắt khúc và hấp chín.
  • Gọt bỏ vỏ khoai rồi xay nhuyễn.
  • Đun sôi một lượng nước vừa đủ. Sau đó cho phần khoai đã xay nhuyễn cùng 10ml sữa mẹ vào và khuấy đều, đun sôi đến khi bột sánh, mịn.
  • Mẹ cho thêm một muỗng dầu oliu để kích thích vị giác của bé rồi tắt bếp.
  • Để nguội đến khoảng 30°C rồi cho bé ăn.

Bột ngọt với cà rốt

Cà rốt rất giàu chất dinh dưỡng, tăng cường thị giác, chống lại một số tế bào ung thư. Các khoáng chất có trong loại củ này giúp xương chắc khỏe và cơ thể bé phát triển toàn diện.

Cách làm:

  • Rửa sạch 1 củ cà rốt, cắt nhỏ và hấp chín.
  • Xay nhuyễn cùng nước hấp cà rốt để tạo thành món ăn thơm ngon cho bé.

Bột ngọt với bí đỏ

Bí đỏ là nguyên liệu được các chuyên gia khuyên dùng khi chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé, bởi trong bí đỏ có nhiều chất dinh dưỡng, thanh mát và tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 30g bí đỏ, rửa sạch, hấp hoặc luộc chín rồi xay nhuyễn
  • Nấu 20g bột gạo với 200ml nước, khuấy đều để bột mềm mịn và không bị dính ở đáy nồi.
  • Cho bí đỏ đã xay nhuyễn vào nồi khuấy đều 3 – 5 phút rồi tắt bếp
  • Cho 10ml sữa mẹ (sữa công thức) vào trộn đều.
  • Múc ra chén và thêm một ít dầu oliu là cho bé ăn được.

Khi nấu bột ngọt cho bé, mẹ không cần thêm bất kỳ gia vị nào. Hương vị tự nhiên của rau củ sẽ tốt hơn cho vị giác của con, giúp con thích ứng với các loại hương vị khác nhau. Sau khi con đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy dần dần chuyển sang thực đơn ăn dặm mặn.

Thực đơn ăn dặm mặn cho bé

Sau khi biết trẻ mấy tháng ăn bột mặn, mẹ cần xây một thực đơn ăn dặm cho bé. Khi nấu bột mặn, nếu chuẩn từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến thì sẽ mang đến cho bé những bữa ăn ngon miệng và giàu dưỡng chất. Những món ăn gợi ý cho mẹ là:

Bột thịt bò với mướp

Thịt bò tuy giàu sắt, đạm nhưng dễ gây dị ứng cho bé. Vì vậy, mẹ hãy đợi con đủ 8 tháng mới cho con thưởng thức món ăn này. Khi chọn thịt bò, mẹ hãy mua loại thăn mềm, có màu đỏ sẫm đồng đều, sờ không dính tay để miếng thịt tươi ngon nhất.

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn
Thịt bò tuy giàu sắt, đạm nhưng dễ gây dị ứng nên đợi con đủ 8 tháng mới cho con thưởng thức món ăn này (Ảnh sưu tầm)

Cách làm:

  • Gọt vỏ 20g mướp, rửa sạch, xắt nhỏ và đem xay
  • Rửa sạch 20g thịt bò, xắt lát mỏng
  • Cho mướp cùng thịt bò vào xay. Cho thêm lượng nước vừa đủ để máy xay dễ hơn.
  • Xay nhuyễn hoặc cà cháo qua rây đều được. Nhưng bé đã hơn 8 tháng thì nên ăn cháo rây để tập khả năng nhai, nuốt.
  • Sau khi rây (xay), mẹ đun sôi bột và cho hỗn hợp trên vào.
  • Đun sôi thêm 1 lần rồi cho một chút bột tỏi để khử mùi thịt bò và tăng hương vị trước khi tắt bếp.
  • Múc bột ra bát và cho dầu ăn dặm. Đợi bột nguội rồi cho bé ăn.

Bột thịt heo với súp lơ xanh

Thịt heo ngon thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm. Thịt đàn hồi tốt và thớ thịt săn chắc. Mẹ không nên mua thịt có mùi ôi, sờ thấy nhớt, có nốt xuất huyết li ti, tụ máu bầm,…

Cách làm:

  • Rửa 20g súp lơ xanh qua 1 nước, ngâm nước muối pha loãng 5 phút rồi rửa sạch lần nữa và đem hấp chín.
  • Rửa sạch 20g thịt heo và xắt lát mỏng.
  • Xay nhuyễn chung súp lơ và thịt heo cùng một chút nước.
  • Đun hỗn hợp nước hòa cùng bột gạo, khuấy nhanh tay trên lửa nhỏ cho bột chín đều. Mẹ có thể cân đối lượng bột và nước theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Cho thịt và súp lơ đã xay vào. Khi bột sôi lại, đun trên lửa nhỏ 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
  • Múc bột ra để nguội rồi cho bé ăn.

Bột cá và rau chùm ngây

Cá là thực phẩm cung cấp axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển trí não, thị lực và tăng cường hệ miễn dịch. Khi cho bé ăn bột cá, mẹ nên chọn cá còn tươi sống, to, khỏe, bơi hăng, sờ vào thân thấy cứng và không mềm để đảm bảo lưu giữ trọn vẹn thần phần dinh dưỡng.

Cách làm:

  • Mẹ nhờ người bán cá làm sạch, mang về ngâm với nước vo gạo 5 – 10 phút để khử mùi tanh (hoặc rửa bằng rượu trộn gừng, chà muối chanh). 
  • Lấy phần thân cá hấp chín với gừng, gỡ phần nạc cá.
  • Rau chùm ngây rửa sạch.
  • Xay nhuyễn rau với một ít nước rồi cho cá vào xay chung.
  • Rây cháo thành bột rồi đun sôi. Cho hỗn hợp vừa xay vào. Bột sôi lại thì thêm hạt nên ăn dặm để món ăn có mùi vị hấp dẫn.
  • Múc bột ra bát, thêm chút dầu mè, khuấy đều.

Bột tôm hạt sen

Tôm tươi rất giàu histidine, một trong các loại axit amin sản sinh protein. Khi tôm chết, chính chất này sẽ bị phân hủy thành histamine gây hại cho cơ thể. Vì vậy, mẹ nên chọn mua loại tôm còn tươi sống tại cửa hàng hay vựa hải sản uy tín.

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn
Mẹ nên chọn tôm tươi sống để làm món ăn dặm cho bé vì tôm tươi rất giàu histidine, một trong các loại axit amin sản sinh protein (Ảnh sưu tầm)

Cách làm:

  • Hạt sen bỏ tim sen rồi rửa sạch, hấp chín.
  • Tôm tươi bóc vỏ, xay nhuyễn với hạt sen và chút nước.
  • Lấy đủ lượng bột cho bé rồi pha chung với nước. Khuấy trên bếp với lửa nhỏ. Bột chín thì cho hỗn hợp hạt sen với tôm vào. Để bột sôi liu riu khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
  • Cho thêm dầu mè vào bột cho bé khi ăn.

Bất kể là loại bột nào, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi nguyên liệu nấu ăn, để con được làm quen với nhiều loại hương vị hơn. Bên cạnh đó, mẹ hãy ghi nhớ khẩu vị của bé để nấu những món ăn vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng cho bé yêu.

Nên cho trẻ ăn dặm bột ngọt hay mặn là vấn đề chung cần tìm hiểu của tất cả các bà mẹ khi có con đến tuổi ăn dặm. Việc mẹ cho con ăn khoa học và theo khoảng thời gian thích hợp sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn để bé ăn ngon hơn, thích ứng với nhiều khẩu vị hơn. Hệ tiêu hóa cũng dần hoàn thiện nên bé có thể hấp thụ tất cả dưỡng chất có trong thức ăn, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và phát triển toàn diện. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay