Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, phổ biến nhất là phụ nữ có thai và những người ở độ tuổi trung niên từ 45 – 60. Với các mẹ bầu, khi thai nhi càng lớn thì nguy cơ bị trĩ càng tăng cao. Và do phải hạn chế sử dụng thuốc tây nên những phương pháp dân gian an toàn là lựa chọn hàng đầu. Cùng tìm hiểu những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả ngay sau đây.
Dấu hiệu bị trĩ ở bà bầu
Bệnh trĩ (tên gọi dân gian là lòi dom) là bệnh lý liên quan đến việc cấu trúc của ống hậu môn bị biến đổi bất thường. Dựa vào vị trí, bệnh được chia thành 2 loại chính. Trĩ nội nằm trong cơ thể, có lớp biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc bao phủ. Trĩ ngoại ở bên ngoài nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trước khi tìm hiểu về các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu, mẹ bầu nên tham khảo một số dấu hiệu bị trĩ khi mang thai. Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai không khác biệt so với người bình thường. Biểu hiện chủ yếu đều liên quan đến sự đau rát ở vùng hậu môn.
- Chảy máu khi đi đại tiện:
Đây là triệu chứng điển hình nhất khi mắc bệnh trĩ. Khi đại tiện, các mẹ sẽ thấy máu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt, có khả năng chảy thành tia. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nặng hơn thì máu dính vào phân hoặc máu chảy ồ ạt gây nguy hiểm.
- Hậu môn ngứa rát:
Do phải rặn nhiều nên các mô vùng hậu môn bị nứt nẻ. Điều này cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm dẫn đến tình trạng ngứa ngáy vùng hậu môn.
- Cảm giác đại tiện chưa hết:
Sau khi đại tiện xong, bạn luôn cảm thấy như chưa “đào thải” hết cặn bã ra khỏi cơ thể. Bà bầu gặp tình trạng này thì nên đi kiểm tra ngay vì khả năng cao là bạn bị trĩ.
- Vùng quanh hậu môn sưng đau:
Bệnh trĩ là khi tĩnh mạch trực tràng bị giãn, hậu môn ứ máu và tạo cấu trúc dạng búi. Vì vậy mà khi mắc bệnh, hậu môn sẽ đau và sưng, nhất là sau khi đại tiện.
- Sa búi trĩ:
Dù là trĩ nội hay trĩ ngoại bạn cũng có thể gặp triệu chứng này. Kích thước búi trĩ phản ánh mức độ nặng của bệnh. Bệnh ở cấp độ nặng càng cao thì búi trĩ càng to và ra quanh rìa hậu môn càng nhiều.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu
Theo thống kê từ một số nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị trĩ là khoảng 50 – 60%. Bởi trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi. Các nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện trĩ ở thai phụ bao gồm:
- Kích thước tử cung tăng dần:
Càng về giai đoạn sau khả năng mẹ bầu mắc hoặc tiến triển bệnh trĩ càng nhiều. Vì kích thước tử cung tăng dẫn theo sự phát triển của thai nhi. Từ đó, các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới phải chịu áp lực lớn dẫn tới sưng đau gây bệnh trĩ.
- Táo bón:
Bà bầu thường xuyên phải đối mặt với táo bón. Nguyên nhân do sự chèn ép thai nhi đến đại trực tràng hoặc chế độ ăn thiếu chất xơ. Táo bón khiến các mẹ đi đại tiện phải rặn nhiều, cơ hậu môn bị căng làm tăng nguy cơ bị trĩ.
- Sự thay đổi hormone:
Nội tiết tố progesterone tăng cao gấp nhiều lần trong cơ thể người phụ nữ khi có bầu. Loại hormone này làm chậm hoạt động của nhu động ruột gây nên táo bón. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc trĩ.
Ngoài ra, tăng cân quá nhiều hay ngồi/đứng quá lâu trong khoảng thời gian dài khi mang bầu cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nhiều mẹ bầu không bị trĩ ở lần mang thai đầu tiên nhưng đến lần thứ 2 lại bị trĩ. Lý do là quá trình sinh thường các mẹ phải dùng lực mạnh để rặn, các cơ vùng hậu môn chưa kịp phục hồi. Nếu các mẹ từng bị trĩ trong lần đầu thì tỷ lệ tái phát ở những lần tiếp theo cũng cao hơn.
Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu
Các loại thuốc để chữa bệnh trĩ hiện nay rất nhiều. Nhưng ưu tiên số một với mẹ bầu vẫn là yếu tố an toàn và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu với các loại thảo dược tự nhiên an toàn, tiết kiệm, hiệu quả mà mẹ bầu có thể tham khảo..
Rau diếp cá
Theo Đông y, diếp cá có tính hàn, thanh nhiệt giải độc tốt, khả năng sát trùng kháng viêm tốt. Y học hiện đại phân tích trong thành phần của loại rau này chứa các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn tốt như rutin, quercetin, isoquercetin,… Hơn nữa, rau diếp cá cũng giàu vitamin C và chất xơ hỗ trợ hiệu quả việc giảm sưng đau, tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế, diếp cá được coi như “thần dược” giúp giảm ngứa âm đạo, đau rát, chống sa búi trĩ mà mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.
Có nhiều cách dùng lá diếp cá để chữa trĩ cho thai phụ. Các mẹ có thể ăn sống trực tiếp hoặc làm nước uống hằng ngày. Bạn nhớ rửa thật sạch rau trước bằng nước muối pha loãng và chỉ nên dùng tối đa 50g/ngày. Bạn cũng có thể giã nát rau đắp lên búi trĩ hay đun nước diếp cá để ngâm rửa, xông hơi.
Lá trầu không
Từ xa xưa, lá trầu không đã được sử dụng để chữa các bệnh phụ khoa. Vì công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt virus của chúng vô cùng hiệu quả. Hoạt chất quý giá nhất trong lá trầu là betel phenol – chất được coi như kháng sinh tự nhiên cực mạnh, nhất là với những vi khuẩn có thể gây trĩ. Đồng thời, trầu không còn có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương do búi trĩ và giúp cầm máu khi đi ngoài ra máu.
Để chữa trĩ, mẹ bầu chuẩn bị một nắm lá trầu không, ngâm nước muối cho sạch. Sau đó, đun sôi khoảng 4 lít nước, cho lá trầu vào đun. Đợi nước bớt nóng, mẹ ngâm hậu môn tới khi nước nguội hẳn. Các tính chất sẽ thấm vào hậu môn và giúp búi trĩ co lại.
Quả sung
Sử dụng quả sung cũng được coi là một mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu được nhiều người áp dụng. Ông cha ta thường dùng loại quả này để trị táo bón và hỗ trợ trị bệnh trĩ giảm tình trạng sa trực tràng. Giải thích theo y học hiện đại thì thành phần của sung có nhiều hoạt chất giúp cầm máu tốt cho người bệnh trĩ. Đó là các nguyên tố vi lượng như kali, sắt, photpho,… cùng oxalic acid, glucose, calcium,… và vitamin nhóm A, B, C, E, K.
Mẹ bầu ăn khoảng 500g quả sung chia làm nhiều lần trong ngày. Hoặc đun nước xông vùng hậu môn với trái sung, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần chắc chắn làm giảm các triệu chứng đau rát của bệnh trĩ.
Đậu đen
Đã từ lâu, đậu đen được xem là phương pháp chữa trĩ lành tính cho thai phụ. Các triệu chứng của bệnh trĩ được cải thiện rõ rệt nhờ hàm lượng chất xơ cao, protein, vitamin và khoáng chất trong đậu đen. Vì loại đậu này có tính mát nên kiên trì sử dụng sẽ giảm ra máu khi đại tiện cũng như không còn sưng đau nhiều do búi.
Cách đơn giản nhất khi dùng đậu đen chữa bệnh trĩ là đun nước uống. Sau khi rửa sạch và để ráo, mẹ bầu cho đậu đen lên chảo, rang nóng đến khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng. Tiếp đến, các mẹ lấy 2 nắm đậu đã rang đun sôi cùng 1 lít nước. Khi đã sôi, bạn ủ đậu thêm 20 phút nữa là có thể uống được.
Lá hẹ
Trong thành phần của lá hẹ có chứa allicin được coi như kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Nhờ vậy mà hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hậu môn cũng như thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi niêm mạc. Để sử dụng lá hẹ chữa bệnh trĩ, các mẹ giã nát hẹ rồi sao nóng, chia thành các phần vào vải mỏng và chườm vào hậu môn đến khi hết ấm. Mẹ nên kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Dầu dừa
Dầu dừa là mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu khá phổ biến. Trong dầu dừa có các axit béo tốt rất hữu hiệu để giảm ngứa rát hậu môn. Đồng thời, tinh dầu tự nhiên từ dừa này còn có công dụng giảm áp lực lên búi trĩ giúp mẹ bầu đại tiện dễ dàng hơn.
Phương thức dùng dầu dừa chữa trĩ không hề phức tạp. Trước hết, các mẹ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và thấm khô. Sau đó, lấy một lượng dầu dừa thoa lên vùng đó khoảng 10 – 15 phút rồi dùng giấy thấm sạch là xong.
Bà bầu bị trĩ nên làm gì để nhanh khỏi?
Điều trị bệnh trĩ cần sự kiên trì, không thể vội vàng, hấp tấp. Điểm mấu chốt để nhanh khỏi bệnh chính là ngăn chặn tình trạng táo bón. Ngoài một số mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu kể trên, các mẹ cần ghi nhớ thêm những điều dưới đây trong sinh hoạt thường ngày để phòng ngừa căn bệnh này:
- Uống nhiều nước:
Mẹ bầu cần đáp ứng 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ tái hấp thu nước qua ruột kết làm phân khô hơn, khó đào thải. Điều này khiến tình trạng táo bón nặng hơn kéo theo bệnh trĩ cũng nghiêm trọng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng:
Tập những bài thể dục phù hợp sẽ làm khí huyết lưu thông, hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Tắm nước ấm:
Nước ấm không chỉ giúp các mẹ thư giãn mà còn tác động lớn đến việc làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ. Tốt nhất bạn nên ngâm mình trong bồn nước ấm vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng gel:
Đừng bỏ qua những loại gel bôi trơn đặc trị bệnh trĩ. Sau khi đại tiện, mẹ bầu vệ sinh thật sạch hậu rồi bôi gel vào trong thành ống hậu môn. Hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm xước da.
- Bổ sung nhiều chất xơ:
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để chữa bệnh trĩ. Các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hằng ngày. Để tránh nhàm chán, bạn chế biến rau, củ, quả theo nhiều cách khác nhau.
- Không nhịn đại tiện:
Điều cuối cùng nhưng mẹ bầu phải thật ghi nhớ là tuyệt đối không được nhịn đại tiện. Hãy “giải quyết” ngay khi bạn có nhu cầu, đừng cố nhịn. Nếu không tình trạng trĩ của bạn càng trở nên nghiêm trọng.
Trên đây là một số mẹo dân gian chữa trị cho bà bầu Biostime chia sẻ với các mẹ. Mong rằng bài viết giúp bạn chọn được phương pháp phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.