Mẹ bầu hay khóc có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không?

Mang thai là một điều tuyệt vời nhất trong hành trình làm mẹ của người phụ nữ. Khoảng thời gian này, mẹ bầu thường nhạy cảm, dễ xúc động, hay khóc. Vậy việc mẹ bầu hay khóc có ảnh hưởng xấu đến thai nhi không? Và những ảnh hưởng đó cụ thể như thế nào? Để mẹ và bé có một thai kỳ luôn vui vẻ, khỏe mạnh, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những câu hỏi trên.

Mẹ bầu hay khóc
Khoảng thời gian này, mẹ bầu thường nhạy cảm, dễ xúc động, hay khóc

Mẹ bầu khóc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Những cảm xúc tiêu cực khiến mẹ bầu khóc trong 3 tháng giữa hay trong một thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ, chậm nói, tăng động

Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân trẻ sinh ra bị tự kỷ, chậm nói hay tăng động nhưng các yếu tố tâm lý của mẹ hoàn toàn có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ các vấn đề này.

Bởi lẽ khi mẹ bầu hay khóc, hormone cortisol được sản sinh và đi vào cơ thể bé qua nhau thai. Mẹ bầu căng thẳng, khóc nhiều đồng nghĩa với lượng hormone này gia tăng. Hệ quả là trẻ sinh ra có nguy cơ bị tăng động, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ,…

Trẻ sinh ra có nguy cơ trầm cảm

Khi mẹ bầu khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, thậm chí là sản phụ có thể bị trầm cảm trong và sau khi sinh em bé. Tất nhiên, điều này thực sự không tốt cho thai nhi bởi những em bé sinh ra từ những mẹ bầu bị trầm cảm cũng thường dễ có nguy cơ gặp phải vấn đề tương tự trong quá trình phát triển.

Ảnh hưởng đến tính cách của trẻ

Giữ mẹ và thai nhi thường có một mối liên hệ không chỉ về mặt sức khỏe mà còn có cả tinh thần. Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, em bé đã có thể nghe và tương tác rất nhiều với thế giới bên ngoài. Vì thế ông cha ta thường hay nói rằng, mẹ trong giai đoạn mang thai thường hay khóc lóc, bực dọc, khó chịu thì em bé khi sinh ra cũng thường có nét mặt cau có, hay quấy khóc, khó nuôi hơn rất nhiều.

Rối loạn giới tính

Hormone cortisol được sản sinh khi mẹ bầu căng thẳng, thường xuyên xúc động, khóc lóc. Loại hormone này gia tăng sẽ ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, từ đó giới tính của con cũng có thể bị ảnh hưởng.

Trẻ bị bệnh tim

Mẹ thường hay căng thẳng, khóc nhiều trong thời gian mang thai cũng khiến cho em bé có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn so với những bé được sinh ra từ những người mẹ vui vẻ, lạc quan.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé

Khi mẹ bầu hay khóc, hormone cortisol và dopamine được sản sinh gây ra sự kích động cho hệ thần kinh, kích thích tâm lý bồn chồn, lo lắng của mẹ. Hai loại hormone này có thể lây đến thai nhi thông qua nhau thai vì thế trẻ sinh ra có hệ thần kinh không được ổn định hoặc dễ bị tăng động hơn bình thường.

Vì sao mẹ bầu dễ khóc khi mang thai?

Việc thay đổi tâm lý của thai phụ khi mang thai, đặc biệt là mẹ bầu dễ xúc động và dễ khóc là một điều hết sức tự nhiên bởi những nguyên nhân dưới đây:

Hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi

Khi mang thai, để tạo điều kiện cho bào thai làm tổ và phát triển bên trong tử cung, nội tiết tố trong cơ thể mẹ có sự thay đổi đột ngột khi kinh nguyệt tạm ngưng dẫn tới nồng độ các hormone như LH, FSH, estrogen, progesterone được tăng cường sản xuất. Điều này là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tâm lý và gia tăng mức độ nhạy cảm của mẹ bầu khiến mẹ bầu hay khóc.

Mẹ bầu hay khóc
Mẹ bầu nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để điều tiết nội tiết tố cho cơ thể

Mẹ bầu bị căng thẳng, stress

Những lo âu, căng thẳng trong thai kỳ cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu hay khóc hơn bình thường. Bởi vì những thay đổi trong cơ thể của mẹ lúc này, sự xuất hiện của em bé trong bụng mẹ và những suy nghĩ lo lắng khác về các vấn đề ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi,… khi có thai như thế nào,…

Mất ngủ, khó ngủ trong thai kỳ

Bà bầu mất ngủ, khó ngủ trong thời gian mang thai là tình trạng phổ biến. Bởi lẽ thai nhi ngày một lớn lên khiến mẹ khó tìm được tư thế nằm ngủ phù hợp, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm có cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi, từ đó tâm trạng không ổn định cũng làm cho mẹ khó kiểm soát được cảm xúc hơn.

Mặc cảm về cơ thể

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi về ngoại hình như bị tăng cân, nội tiết tố thay đổi khiến da mẹ bị mọc nhiều mụn nhiều hơn, da bị nám, tàn nhang, các vết rạn da,… Những sự thay đổi này làm cho mẹ cảm thấy tự ti, mặc cảm về cơ thể của mình cũng khiến mẹ bầu hay khóc.

Những yếu tố khác

Ngoài những vấn đề về sức khỏe, những vấn đề xảy ra trong cuộc sống như: áp lực về tài chính, áp lực công việc, những thay đổi trong cuộc sống hôn nhân, hay những vấn đề khiến mẹ cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được,… đều có thể khiến bà bầu rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, dẫn đến mẹ bầu khóc nhiều, buồn bã.

Cách giúp mẹ bầu giảm tình trạng khóc khi mang thai

Để giúp mẹ bầu bớt lo âu, căng thẳng, giảm tình trạng khóc nhiều trong thời gian mang thai, dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Một thực đơn cho bà bầu lành mạnh là một chế độ cung cấp cho mẹ bầu đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất giúp cho sức khỏe của mẹ luôn được đảm bảo tốt, mẹ không cảm thấy bị thiếu hụt dưỡng chất, không cảm thấy mệt mỏi. Từ đó, mẹ bầu có nhiều năng lượng hơn sẽ khiến tâm trạng của mẹ vui vẻ hơn, thai nhi cũng phát triển khỏe mạnh hơn.

Mẹ bầu hay khóc
Mẹ bầu nên sử dụng sữa phù hợp để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc

Đây là một biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng mẹ bầu khóc nhiều. Một giấc ngủ đủ từ 7-9 giờ mỗi đêm và thời gian ngắn vào buổi trưa sẽ giúp mẹ kiểm soát lượng máu lưu thông lên não, lấy lại năng lượng tích cực, tinh thần sảng khoái hơn, vui vẻ hơn.

Ngoài ra, để có một giấc ngủ chất lượng, bà bầu cũng lưu ý là nên đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm, giữ tâm trạng thoải mái trước khi đi ngủ, không ăn uống nhiều trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, tập thể dục nhẹ nhàng để bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Giữ tâm lý lạc quan và cơ thể thoải mái

Mẹ bầu có thể tập luyện nhẹ nhàng, tranh thủ thời gian rảnh rỗi để hẹn hò với bạn bè, gia nhập các hội nhóm để cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm hoặc có thể đi spa để chăm sóc da, cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, mẹ không nên đọc những thông tin có nội dung tiêu cực, không nên nhìn vào mặt tối của vấn đề,… hoặc để giảm bớt áp lực, mẹ có thể nghỉ việc để có thời gian rảnh rỗi chăm lo cho bản thân nhiều hơn.

Hạn chế các chất kích thích

Những chất kích thích như trà, cafe có chứa cafein dễ gây ra tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các chất kích thích này chỉ khoảng 200mg cafein mỗi ngày, nên uống ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để tránh những ảnh hưởng do cafein gây ra.

Thay vì sử dụng chất kích thích, mẹ có thể tham khảo các loại sản phẩm ăn vặt như rau củ quả sấy. Các món ăn này cung cấp thêm hàm lượng dinh dưỡng mà không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu hay khóc
Nên sử dụng đồ ăn vặt lành mạnh thay cho các hất kích thích như cà phê hay trà

Lắng nghe cơ thể và thường xuyên chia sẻ với người thân

Bất cứ ai cũng đều có nhu cầu được nói chuyện, được chia sẻ. Vì thế, mẹ bầu nào cũng có rất nhiều các vấn đề phải suy nghĩ và lo lắng, mặc dù có mẹ đã mang thai lần 2, lần 3. Thay vì giữ ở trong lòng để tự mình đa nghi thì nên tìm kiếm những người mình thật sự tin tưởng để nói chuyện, giãi bày tâm tư. Khi những khúc mắc trong lòng được giải tỏa thì chắc chắn tinh thần của bạn sẽ sẽ thoải mái hơn, không còn căng thẳng và giảm tình trạng mẹ bầu hay khóc.

Nhờ sự tư vấn của bác sĩ 

Việc tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ tâm lý cũng là một giải pháp hay để giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng khóc nhiều khi mang thai. Tại đây, các bác sĩ dựa trên tình trạng thực tế về tâm lý của mẹ bầu để có những phác đồ điều trị hoặc những tư vấn đúng đắn nhất, định hướng tâm lý cho bạn.

Có thể nói, mẹ bầu hay khóc trong thời gian thai kỳ cũng đều xuất phát từ tâm lý không ổn định của mẹ. Tuy nhiên, vì mẹ và bé có một sự liên kết rất mật thiết về cả sức khỏe và tình cảm nên bạn cần cố gắng kiểm soát cảm xúc, luôn để bản thân trong trạng thái thoải mái nhất. Có như vậy em bé của bạn sẽ luôn phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, khi sinh ra bé cũng luôn vui tươi và dễ chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay