Kinh nguyệt vón cục là tình trạng xuất hiện nhiều các cục máu đông trong máu kinh vào những ngày đầu của chu kỳ. Đa số hiện tượng này là dấu hiệu bình thường nhưng đôi lúc cũng là biểu hiện của một số bệnh lý. Vậy kinh nguyệt có máu đông có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay các thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Cách phân biệt kinh nguyệt vón cục bình thường và bất thường
Kinh nguyệt vón cục là hiện tượng thường thấy trong kỳ kinh. Máu kinh bị đông được chia thành hai loại: Bình thường và bất thường. Nếu các dấu hiệu thể hiện sự bất thường, người bị cần có phương án xử trí phù hợp.
Dấu hiệu kinh nguyệt bị vón cục bất thường
Kinh nguyệt vón cục thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh với các dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Chu kỳ kinh bất thường: Kinh nguyệt bị vón cục là hiện tượng hết sức bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 8–10 ngày mỗi tháng.
- Có nhiều cục máu đông xuất hiện trong máu kinh: Các cục máu đông này sẽ bao gồm máu, mô bong tróc bị bong ra từ tử cung trong kỳ kinh và chất nhầy. Lúc này kinh nguyệt màu đen hoặc màu đỏ sẫm và vón cục lại.
- Đau bụng, đau ngực: Đau nhói mạnh vùng bụng dưới, vùng ngực gây khó khăn cho bạn trong cuộc sống hàng ngày.
- Suy giảm sức khoẻ: Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, xanh xao do thiếu máu.
- Một số biểu hiện khác: Máu có mùi chua và hôi; máu kinh kèm nhầy, bết dính; lượng máu nhiều.
Dấu hiệu kinh nguyệt bị vón cục bình thường
Máu đông bình thường là hỗn hợp tế bào, mô từ niêm mạc tử cung và protein máu tạo thành. Máu kinh vón cục lúc này tương tự với việc máu bị đông ở các bộ phận khác trên cơ thể. Đến kỳ hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ phải phóng protein máu đông nên xảy ra hiện tượng máu đông từ âm đạo.
Nguyên nhân hiện tượng kinh nguyệt bị đông
Kinh nguyệt vón cục là do các yếu tố vật lý và nội tiết tố tác động đến chu kỳ kinh và tạo ra lượng máu kinh nhiều, từ đó làm tăng cơ hội phát triển cục máu đông. Theo các chuyên gia, nguyên nhân xuất hiện máu đông kinh nguyệt là do:
- Niêm mạc tử cung bong tróc: Khi các lớp niêm mạc tử cung này bị bong tróc ra sẽ làm thay đổi dòng chảy kinh và lúc này xuất hiện kinh nguyệt. Có những ngày hành kinh, lượng máu kinh nguyệt ra nhiều nhưng sẽ có những ngày máu kinh ra ít.
- Quá trình đông máu: Trong những ngày “đèn đỏ”, để ngăn ngừa máu vón cục, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất chống đông máu. Tuy nhiên, lớp niêm mạc tử cung bong tróc thành nhiều mảng lớn nhưng chất chống đông không có đủ thời gian để làm việc nên sẽ dẫn đến hiện tượng máu kinh bị đông hoặc kinh nguyệt có cục thịt.
- Tiền mãn kinh – mãn kinh: Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh do sự mất cân bằng về nội tiết tố cũng sẽ dẫn đến tình trạng đến tháng ra máu đông.
- Tăng giảm cân đột ngột: Là nguyên nhân có tác động to lớn đến chu kỳ kinh nguyệt vì điều này làm mất đi sự cân bằng nội tiết tố, khiến kinh nguyệt không đều, máu kinh vón cục,…
Để xác định được nguyên nhân máu kinh bị đông cũng như phân biệt tình trạng bình thường hoặc bất thường, chị em cần đến khám tại cơ sở y tế. Một số hạng mục bác sẽ sẽ khám để chẩn đoán bao gồm:
- Các yếu tố ảnh hướng tới kinh nguyệt (biện pháp tránh thai, đã từng phẫu thuật ở vùng chậu…
- Siêu âm MRI để kiểm tra lạc nội mạc tử, u xơ tử cung và ung thư tử cung.
- Xét nghiệm máu, đánh giá sự mất cân bằng trong nội tiết tố.
Khi có được câu trả lời chính xác cho hiện tượng kinh nguyệt vón cục, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất để cải thiện sức khỏe cho chị em.
Kinh nguyệt ra nhiều máu đông có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt vón cục là hiện tượng bình thường vào những ngày đầu của chu kỳ kinh. Tuy nhiên nếu máu đông ra nhiều, liên tục, không có dấu hiệu ngừng chảy, kèm theo đó là các triệu chứng như bị đau dữ dội thì chị em cần đi khám ngay vì rất có thể đây là biểu hiện của một số nguy cơ sau:
- Tắc nghẽn cổ tử cung: Nhiều trường hợp nong, nạo hoặc chèn ép tử cung có thể gây ra áp lực lên thành tử cung. Từ đó làm tăng lượng máu kinh và dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra máu cục. Sự tắc nghẽn còn làm cho tử cung co bóp không đúng cách khiến máu kinh đông lại và đọng lại bên trong tử cung, sau đó mới được tống ra ngoài.
- U xơ: U xơ là khối u phát triển trong thành tử cung, không ung thư. U xơ ngoài dẫn đến tình trạng chảy máu kinh nặng, nó cũng có thể gây ra hiện tượng máu kinh không đều, bụng nhô to ra, đau lưng dưới,…
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung như ở các vị trí của đường sinh sản hoặc ở ngoài đường sinh sản. Khi đến kỳ kinh, nó có thể khiến chị em cảm thấy đau đớn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau rát khi quan hệ, đau vùng xương chậu và chảy máu bất thường,…
- Adenomyosis: Adenomyosis hình thành khi niêm mạc tử cung phát triển thành tử cung. Điều này có nghĩa là tử cung phát triển gấp hai đến ba lần kích thước bình thường, tử cung to ra và dày lên kèm theo chảy máu kéo dài.
- Ung thư: Mặc dù hiếm gặp, khối u ung thư ở tử cung và cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu kinh nặng.
- Bệnh Von Willebrand: Bệnh Von Willebrand (VWD) là bệnh hiếm, có khoảng 5 – 24% chị em phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng mãn tính bị ảnh hưởng. Bệnh này có thể khiến bạn dễ bị chảy máu sau một vết cắt nhỏ hoặc nướu dễ bị chảy máu.
- Sảy thai: Có nhiều chị em khi bị chảy máu nhiều, đau quặn bụng, xuất hiện kinh nguyệt ra cục thịt như bào thai thì mới biết mình đã mang thai và bị sảy thai. Trong trường hợp này, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Cách hạn chế tình trạng kinh nguyệt có máu đông
Để hạn chế tình trạng kinh nguyệt vón cục và kiểm soát quá trình ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả, dưới đây là những cách chữa máu kinh màu nâu vón cục ra ít, kinh nguyệt có mùi hôi,…
Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung sắt
Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, việc bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất sắt thông qua một thực đơn ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết. Các loại thực phẩm bổ dưỡng và chứa hàm lượng sắt cao như đậu phụ, thịt, các loại rau lá xanh đậm,…
Đặc biệt, chị em nên hạn chế uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… không nên ăn các loại thực phẩm quá cay, quá nóng,… trong ngày “đèn đỏ”.
Tập thể thao điều độ
Việc tập luyện thể dục, thể thao điều độ sẽ giúp hệ tuần hoàn và trao đổi chất hoạt động tốt, từ đó sẽ làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ những nguyên nhân gây ra tình trạng máu kinh nguyệt vón cục.
Giữ tinh thần thoải mái
Sự mệt mỏi, căng thẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chị em phụ nữ bị ra máu kinh với lượng không đều, lúc ít lúc nhiều hoặc máu kinh đông, rối loạn chu kỳ kinh,… Vì vậy bạn có thể áp dụng một số phương pháp như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách,… để giúp cải thiện các vấn đề tâm lý, từ đó giúp điều hòa chu kỳ kinh tốt hơn.
Sử dụng các loại thuốc bổ máu
Kinh nguyệt vón cục là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ. Thiếu máu có thể khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, chóng mặt và hay bị choáng váng. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bổ máu để bổ sung thêm sắt giúp khắc phục các biến chứng thiếu máu và cải thiện kinh nguyệt của bạn.
Khám sức khỏe định kỳ
Tuy hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể kịp thời phát hiện, điều trị những vấn đề bất thường về sức khỏe nếu có.
Trên đây là những tổng hợp những thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc về vấn đề kinh nguyệt vón cục có nguy hiểm không của chị em phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm nhiều hiểu biết về nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả nhất triệu chứng này, giúp bạn đỡ lo lắng hơn khi thấy máu kinh vón cục.