Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Paracetamol cho bà bầu an toàn

Nhắc đến thuốc hạ sốt, giảm đau thì Paracetamol là loại phổ biến nhất. Trong quá trình mang thai, không ít các mẹ bầu gặp những vấn đề về sức khỏe cần dùng đến thuốc. Nhưng việc sử dụng Paracetamol cho bà bầu có được không, có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Hãy cùng Biostime tìm hiểu về cách dùng paracetamol an toàn cho thai phụ trong bài viết dưới đây.  

paracetamol cho bà bầu
Nhiều bà bầu e ngại dùng paracetamol lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi (Ảnh sưu tầm)

Bà bầu có dùng Paracetamol được không?

Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm như sốt, đau đầu, đau họng,… Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định với trường hợp người bị viêm khớp nhẹ.  Đa phần thuốc sản xuất ở dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với codein. 

Ngoài Paracetamol, thuốc giảm đau, hạ sốt còn có các loại khác như Aspirin, Ibuprofen,… Về công dụng, nhìn chung những loại này khá giống nhau nhưng đương nhiên mẹ bầu không thể dùng tất cả. Vậy Paracetamol bà bầu uống được không?

Trong danh sách chống chỉ định với phụ nữ mang thai không có Paracetamol. Theo y văn y học hiện đại cũng chưa ghi nhận tác hại của thuốc với thai phụ trong cả thai kỳ. Như việc gây dị tật cho thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai 3 tháng đầu, sinh non 3 tháng cuối,…

Do đó, khi mang thai, phụ nữ hoàn toàn có thể uống các dạng bào chế của Paracetamol. Tuy nhiên, các mẹ cần tham khảo và có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Bởi nếu dùng sai liều lượng hoặc không đúng cách, thuốc sẽ tác động tiêu cực đến em bé, điển hình nhất là bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ. Ngoài ra, Paracetamol cho bà bầu không được dùng những loại mà thành phần có chứa cafein. 

paracetamol cho bà bầu
Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt và được nhiều bà bầu quan tâm hiện nay

Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol với bà bầu

Thực tế, trong những loại thuốc hạ sốt hiện nay, Paracetamol được đánh giá là an toàn nhất với bà bầu. Bởi thuốc không gây ức chế đông máu, không gây đau dạ dày, không gây nghiện như opioid. Dù thế Paracetamol vẫn có những tác dụng phụ mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý. 

Đầu tiên, Paracetamol cho bà bầu khiến chức năng sinh sản và khả năng tình dục bị suy giảm. Tiếp theo, thuốc có thể gây nên một số vấn đề về thần kinh cho trẻ như rối loạn tăng động, tự kỷ, thiếu tập trung, trí nhớ kém. Thêm một tác dụng phụ nữa của Paracetamol là tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở em bé. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, dùng Paracetamol còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng của trẻ và làm giảm số lượng tế bào gốc tạo máu.

Cũng trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh phụ nữ mang thai sử dụng Paracetamol có tỷ lệ dị ứng và mắc các bệnh nội khoa cao hơn nhóm không dùng. Chính bởi những tác dụng phụ như vậy mà các mẹ nên thận trọng khi dùng thuốc.  

Lưu ý cho bà bầu khi sử dụng Paracetamol

Tuy thuộc nhóm an toàn nhưng để tránh tác dụng phụ hay những hệ quả không mong muốn, các mẹ tham khảo một số lưu ý dưới đây khi dùng Paracetamol cho bà bầu. 

Sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ

Trong thai kỳ, khi có triệu chứng đau đầu, cảm cúm, sốt,… mẹ bầu không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nói chung và Paracetamol nói riêng. Bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và cho chỉ định dùng thuốc phù hợp với thể trạng và tình trạng của mình. Do đó, việc Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không cần thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

paracetamol cho bà bầu
Bà bầu có được uống Paracetamol 500mg cần được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Sử dụng đúng liều lượng 

Tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn, không tự ý tăng liều để nhanh khỏi bệnh. Theo đó, nếu mẹ bầu sốt cao trên 38,5 độ C, liều dùng là 1 viên 500mg và uống tối đa 6 viên/ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. 

Không dùng thuốc liên tục và lâu dài

Trong quá trình uống thuốc hạ sốt cho bà bầu, sau khi hết liều, mẹ chủ động liên hệ với bác sĩ để nói rõ tình hình và xin ý kiến. Bởi thông thường, với bà bầu, bác sĩ không chỉ định dùng thuốc quá 3 ngày. Thời gian an toàn được khuyến cáo dùng Paracetamol cho bà bầu là từ 7 – 8 ngày. Để đảm bảo sức khỏe cho chính minh và thai nhi, các mẹ không nên dùng thuốc liên tục và luôn tuân theo tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. 

Trường hợp chống chỉ định với Paracetamol

Không phải tất cả mẹ bầu đều được dùng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt. Với người mắc bệnh lý về gan, suy thận, thiếu máu… đa số đều không được chỉ định dùng loại thuốc này. Bởi chúng làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu

Dùng Paracetamol cho bà bầu cũng có những hạn chế nhất định. Vì thế, khi bị sốt, mẹ bầu nên biết cách hạ sốt an toàn, không dùng thuốc để tránh những hệ quả xấu. 

Tắm nước ấm hoặc đắp khăn ấm

Đây là phương pháp được nhiều người khuyên nên áp dụng để hạ sốt cho bà bầu. Khi tắm hay lau người bằng nước ấm, nước bốc hơi khỏi da sẽ đem theo nhiệt độ ra ngoài giúp giảm sốt nhanh hơn. Nhưng bạn nên chọn nơi kín gió để tắm và không tắm quá lâu nhé. 

Uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải 

Khi bị sốt, cơ thể bị mất nước nên các mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều nước hơn bình thường. Uống nhiều nước vừa giúp bạn hạ nhiệt từ bên trong vừa làm cân bằng mực chất lỏng trong cơ thể. Các mẹ có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi,… Hay nước canh, súp, cháo cũng cung cấp nước lại tăng cường chất dinh dưỡng. Cùng với đó, các loại đồ uống chứa chất điện giải cũng rất tốt vì chúng bổ sung lượng ion mất đi do thiếu nước. 

Xem thêm: Bà bầu nên uống nước gì trong thai kỳ để tốt cho mẹ và bé?

paracetamol cho bà bầu
Bà bầu nên chọn nước điện giải khi bị sốt

Mặc quần áo thoáng, nhẹ và tránh nóng 

Không ít bà bầu có quan niệm sai lầm rằng mặc quần áo dày để tránh trúng gió làm ốm thêm. Thực tế, khi bị sốt, các mẹ nên chọn những bộ đồ thật thoải mái, nhẹ nhàng như đầm bầu bằng vải sợi bông (cotton). Vì như thế, nhiệt độ cơ thể sẽ tản nhanh hơn qua lớp vải mỏng. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt không hạ hoặc tăng thêm thì có thể bạn sẽ sinh sớm hơn dự định, cần đến bác sĩ để tư vấn. 

Tránh tiếp xúc với người bị cúm

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai không tốt như bình thường nên rất dễ bị lây cảm cúm từ người khác. Do đó, khi thấy người nào đó có dấu hiệu cảm cúm như ho, thường xuyên hắt xì, sụt sịt,… tốt nhất là mẹ bầu nên tránh tiếp xúc để không bị lây bệnh. Đồng thời, các mẹ cũng nên rửa tay thường xuyên để tránh bị vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. 

Thực hiện các biện pháp để tránh muỗi đốt

Đây là điều không nhiều chị em nghĩ tới. Nhưng việc dùng các biện pháp để tránh muỗi đốt sẽ hạn chế khả năng bị sốt xuất huyết. Nếu chẳng may mắc phải, nó không còn đơn giản như việc sốt bình thường nữa mà còn dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác. 

Nhờ sự tư vấn của bác sĩ

Trong thai kỳ, bà bầu nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ. Khi gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, tham khảo tư vấn từ bác sĩ là điều cần thiết. Ngay khi có dấu hiệu sốt, bạn nên tới để bác sĩ kiểm tra cụ thể tình hình và có hướng xử lý phù hợp, an toàn. 

paracetamol cho bà bầu
Nên tới để bác sĩ kiểm tra cụ thể tình hình khi có dấu hiệu sốt để đưa ra hướng xử lý phù hợp, an toàn (Ảnh sưu tầm)

Cách hạn chế để bà bầu dùng thuốc

Mẹ bầu phải dùng thuốc được xem là điều kiêng kỵ, cần tránh trong toàn bộ thai kỳ. Không những vậy, các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, ho, sổ mũi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thể trạng của mẹ. Do vậy, phương án đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé là nên ngăn ngừa cảm cúm, ốm sốt cho thai phụ.

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bà bầu cần có lịch sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa công việc cá nhân và thời gian ngủ. Mẹ cần ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, trong đó có 1 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa khoảng 15 – 30 phút.
  • Tập thể dục: Mẹ bầu tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp duy trì sức khỏe, hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn. Một số loại hình thể dục nhẹ nhàng mẹ có thể tham khảo là yoga, đi bộ, thiền…
  • Thực đơn dinh dưỡng: Bổ sung đấy đủ các nhóm dưỡng chất, tăng cường hấp thu các loại vitamin, khoáng chất; đặc biệt ưu tiên nguồn thực phẩm tự nhiên.

Nếu nhất định phải tìm đáp án của câu hỏi dùng Paracetamol cho bà bầu có được không thì câu trả lời là có. Nhưng tuyệt đối không được làm dụng và tự ý sử dụng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các mẹ bầu hiểu hơn về Paracetamol và biết cách dùng chúng an toàn, hiệu quả. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay