Cương sữa sau sinh có thể gây ra những cơn đau nhức ngực kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bỉm sữa. Vậy cương sữa sinh lý sau sinh là gì và sữa căng đau quá phải làm sao?
Hiện tượng cương sữa là gì?
Cương sữa (hay còn gọi là căng tức sữa sau sinh) là hiện tượng vú đang quá đầy sữa, thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh 3-5 ngày. Hiện tượng này rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng tắc tia sữa khiến nhiều mẹ xử lý sai cách gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Khái niệm cương sữa sinh lý sau sinh
Cương sữa sinh lý sau sinh do sự chênh lệch 2 loại hormone prolactin và oxytocin trong cơ thể mẹ. Prolactin kích thích tạo sữa còn oxytocin giúp co bóp tuyến sữa giúp dòng sữa được lưu thông và được giải phóng ra ngoài nhờ núm vú. Trong thời gian đầu do cơ thể sản xuất prolactin quá nhiều trong khi oxytocin lại không đủ khiến sữa bị ứ đọng, không được giải phóng hết ra ngoài dẫn đến hiện tượng căng sữa, đau nhức, khó chịu.
So sánh cương sữa sinh lý với tắc tia sữa
Mẹ cần nắm rõ tình trạng cương sữa sinh lý và tắc tia sữa để nhận biết chính xác, từ đó có hướng xử lý đúng cách, kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
Cương sữa | Tắc tia sữa | |
Khái niệm | Cơ thể mẹ sản xuất prolactin quá nhiều trong khi oxytocin lại không đủ khiến sữa bị ứ đọng, không được giải phóng hết ra ngoài dẫn đến cương sữa. | Cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa nhiều hơn nhu cầu bú của trẻ dẫn đến tắc sữa. |
Thời gian xuất hiện | Thường xuất hiện sau sinh 3-5 ngày | Không xuất hiện ngay sau khi sinh |
Dấu hiệu nhận biết |
|
|
Mẹ bị căng sữa trong bao lâu?
Thông thường, mẹ sau sinh sẽ bị căng sữa trong vài ngày. Tần suất sẽ thuyên giảm dần và khỏi hoàn toàn. Mẹ cho bé bú càng nhiều và đúng cách sẽ sớm hết cương sữa. Nếu bé không bú sữa, mẹ có thể vắt sữa thủ công hoặc bằng máy để duy trì được hoạt động tiết sữa hàng ngày, tránh việc bị cương sữa nặng hơn.
Dấu hiệu căng tức sữa sau sinh
Như đã chia sẻ, hiện tượng cương sữa thường xuất hiện ở mẹ sau khi sinh từ 3-5 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sau sinh 15 ngày thì sản phụ mới xuất hiện tình trạng căng tức sữa sau sinh và cũng có trường hợp không gặp phải tình trạng này. Vậy những dấu hiệu mẹ bị căng sữa sau sinh như thế nào?
- Ngực đau nhức, cương cứng, bị căng sữa 1 bên hoặc cả hai bên. Nếu tình trạng căng sữa nghiêm trọng, bầu ngực sẽ bị sưng to, nóng rát; khi sờ vào có cảm giác sần sùi.
- Núm vú bị dẹt trong khi quầng vú bị căng cứng khiến bé ngậm không đúng khớp hoặc khó ngậm ti.
- Xuất hiện các hạch bạch huyết ở vùng nách.
- Mẹ có thể bị sốt cao 38 độ.
Mặc dù cương sữa khiến mẹ vô cùng khó chịu nhưng mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể giảm dần sau 2-3 tuần sau sinh. Khi đó, ngực sẽ mềm hơn, sữa cũng tiết đều hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ bị căng sữa kéo dài, thậm chí bị sốt cao thì nên đi khám kịp thời để ngăn ngừa tình trạng tắc sữa, thậm chí là áp xe vú.
Nguyên nhân gây ra tình trạng cương sữa của mẹ
Cương sữa sinh lý sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể:
Cho trẻ bú không đúng cách
Trong những ngày đầu sau sinh, nếu mẹ cho trẻ bú không đúng cách, không thường xuyên, không đúng khớp ngậm có thể dẫn đến tình trạng căng sữa do bầu ngực không được làm cạn sữa. Do vậy, mẹ cần tích cực cho bé bú dù lượng sữa lúc này mới được giải phóng rất ít.
Tắc tia sữa
Nếu trẻ được bú thường xuyên nhưng mẹ vẫn cương sữa thì phần lớn là do mẹ đang bị tắc tia sữa. Lượng sữa được sản xuất không được giải phóng mà lại bị ứ đọng trong ống dẫn sữa dẫn đến đau nhức, căng tức ngực.
Mẹ mặc áo ngực quá chật
Size áo ngực quá chật khiến bầu ngực bị ép cũng có thể gây căng tức sữa sau sinh. Do vậy, mẹ cần chọn loại áo ngực phù hợp với size ngực để tránh bị gò bó, chật chội. Các mẹ có thể không sử dụng áo ngực sau khi sinh để đảm bảo vùng ngực được thoải mái và tránh tình trạng cương sữa.
Cương sữa ảnh hưởng gì tới mẹ và trẻ?
Cương sữa sinh lý sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến cả sự phát triển của trẻ.
Ảnh hưởng đến mẹ
Cương sữa khiến mẹ gặp khó chịu, đau đớn kéo dài. Không những vậy, căng sữa kéo dài còn làm mất sữa do tuyến sữa kém hoạt động, thậm chí không hoạt động nữa. Nghiêm trọng hơn, căng tức sữa sau sinh còn tiềm ẩn nguy cơ gây viêm tuyến vú, áp xe vú vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Mẹ bị cương tức sữa làm vùng ngực luôn bị căng, phần dịch quanh tuyến sữa bị tích tụ làm sưng núm vú và quầng vú. Tình trạng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm bắt vú. Đồng thời chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng khiến trẻ lười bú, quấy khóc, đói bụng.
Cương sữa sau sinh bao lâu thì hết?
Thông thường, tình trạng cương sữa sinh lý sau sinh chỉ kéo dài từ 1-2 ngày và sẽ giảm dần sau khi cho trẻ bú hoặc sữa ứ đọng được hút hết ra ngoài. Mẹ cần chú ý cho trẻ bú đều, nhiều, đúng cách hoặc dùng máy hút sữa thì có thể cải thiện rõ rệt tình trạng căng tức sữa. Tuy vậy, mẹ đừng quá chủ quan với tình trạng căng sữa sau sinh. Bởi nếu không được xử lý chuẩn xác và kịp thời, vùng ngực rất dễ bị tổn thương, tắc tia sữa, apxe vú đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm khá.
Cách mẹ hạn chế cơn đau do căng sữa
Bị căng sữa phải làm sao? Để cải thiện tình trạng cương sữa, mẹ có thể tham khảo ngay một số biện pháp dưới đây:
Thử các tư thế bú khác nhau
Bầu ngực của mẹ chứa rất nhiều ống dẫn sữa, do vậy mỗi khi cho bé bú, mẹ có thể đổi các tư thế cho con bú khác nhau như bú nằm, bú ngồi… để đảm bảo rằng trẻ đã bú hết lượng sữa trong các ống dẫn sữa, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng gây căng sữa.
Cho trẻ bú thường xuyên
Trẻ bú càng nhiều, các nang sữa càng được làm trống nhanh chóng. Khi đó, sữa sẽ không bị tắc, thậm chí còn về được nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu bú của trẻ. Khi mới sinh, mẹ nên cho trẻ bú mỗi 2-3 giờ/lần, mỗi lần bú ít nhất 15 phút để đảm bảo sữa trong ống dẫn sữa đã được bú cạn. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ bú hết một bên mới bắt đầu chuyển sang bên còn lại.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tiếng ăn 1 lần? Cữ bú cho từng tháng tuổi
Chườm nóng
Cương sữa chườm nóng hay lạnh? Việc chườm nóng giúp làm mềm núm vú đồng thời giúp sữa chảy ra nhiều hơn khi trẻ bú. Do vậy, với những mẹ bị cương sữa, trước khi trẻ bú nên xông hơi cho ngực hoặc đắp khăn ấm lên bầu ngực.
Massage ngực nhẹ nhàng để dòng sữa chảy ra
Trước khi cho trẻ bú, mẹ có thể dùng tay bóp một ít sữa ra để giảm sự căng tức sữa, đồng thời giúp núm vú được mềm hơn, trẻ bú cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể massage nhẹ nhàng bên ngực mà trẻ đang bú nhằm kích thích dòng chảy của sữa đồng thời giảm tình trạng căng tức ngực khó chịu.
Có thể sử dụng máy hút sữa/ vắt sữa
Sữa căng quá phải làm sao? Nếu sau khi trẻ bú, mẹ vẫn bị cương sữa thì nên dùng máy hút sữa để hút cạn lượng sữa tồn đọng. Ngoài ra, với những trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ như núm vú quá to, tụt núm vú, không ngậm đúng khớp thì mẹ nên dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay. Sau đó cho sữa vào bình để trẻ bú. Trong trường hợp để sữa lâu, cần dùng máy hâm sữa để trẻ sử dụng nguồn sữa ấm.
Việc kích sữa không chỉ giúp loại bỏ sữa tồn đọng mà hút sữa còn giúp núm vú được nhô ra hoàn toàn để bú dễ bú hơn và trẻ vẫn được nuôi bằng sữa mẹ mỗi ngày.
Uống thuốc giảm đau
Với trường hợp mẹ bị cương sữa sau sinh gây đau nặng, căng tức, quá sức chịu đựng thì mẹ có thể sử dụng acetaminophen hoặc thuốc giảm đau nhẹ (Thuốc theo đơn). Nếu muốn sử dụng thuốc giảm đau, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và chỉ sử dụng khi trẻ đã bú xong.
Mặc quần áo rộng rãi
Khi bị cương tức sữa sau sinh, mẹ không nên mặc áo quá chật, nhất là áo ngực vì sẽ làm ngực trở nên đau và khó chịu hơn. Thay vào đó, nên lựa chọn loại áo rộng rãi, không gây cọ xát quá nhiều đến bầu ngực đang bị căng sữa.
Cách phòng ngừa hiện tượng căng sữa sau sinh
Sau khi sinh, mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm nguy cơ bị cương sữa sinh lý:
- Cho trẻ bú sớm nhất có thể, nên là 2 giờ đầu sau sinh.
- Cho trẻ bú thường xuyên, từ 2-3 giờ/lần.
- Cho trẻ bú cạn một bên trước khi chuyển sang bên còn lại.
- Cho trẻ bú thường xuyên và nhiều nhất có thể, hạn chế cho trẻ bú bình.
- Trong trường hợp phải bú bình, mẹ nên hút sữa cho con bú. Bởi sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng cương sữa cũng như hướng xử lý mẹ căng sữa phải làm sao. Sau khi sinh, mẹ nên cho trẻ bú sớm nhất, nhiều nhất vì “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” đồng thời giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng căng tức sữa.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.