Không ít trường hợp chị em bị ra máu trong thai kỳ và lo lắng về việc mang thai vẫn có kinh. Vậy có thai có kinh không? Tại sao lại gặp phải tình trạng ra máu dù đã mang thai? Chị em hãy cùng khảo bài viết dưới đây của Biostime để có thêm thông tin giải đáp về vấn đề này.
Có thai có kinh không?
Khi mang thai có kinh nguyệt không? Phải khẳng định chắc chắn đáp án cho câu hỏi này là “không”. Bởi khi ở giai đoạn rụng trứng, nếu trứng được thụ tinh cùng tinh trùng thành công thì sẽ không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt nữa.
Theo cơ chế vận hành của cơ thể, nồng độ hormone trong cơ quan sinh sản giảm xuống khi không diễn ra quá trình thụ tinh. Những kích thích tố này vừa kiểm soát sự phóng thích của trứng vừa làm niêm mạc tử cung dày lên để đảm bảo cho bào thai “làm tổ”. Nhưng bộ phận này sẽ tự tách khỏi tử cung tạo thành kinh nguyệt nếu thụ tinh không thành công.
Ngược lại, trường hợp không có bầu, phần niêm mạc tử cung không bong ra nên không dẫn đến kinh nguyệt. Điều này cũng lý giải cho một trong những dấu hiệu điển hình nhất khi mang thai là trễ kinh. Tuy nhiên, trường hợp các mẹ bị chảy máu dù đang thời kỳ bầu bí vẫn có vì một số lý do. Nhưng với thắc mắc mang thai có ra máu kinh nguyệt không, có thai có kinh không thì câu trả lời vẫn là không.
Nguyên nhân mẹ bầu có thai vẫn có kinh
Thực tế, hầu hết các mẹ đều biết đáp án “không” khi được hỏi có thai thì có kinh nguyệt không. Nhưng hiện tượng mang bầu vẫn xuất hiện máu như hành kinh vẫn khiến các chị em bối rối. Biostime đưa ra một số nguyên nhân chính dưới đây:
Thời gian thụ thai khớp thời gian kinh nguyệt
Có thai có kinh không? Mẹ bầu vẫn có thể thấy máu kinh do thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh. Trong những ngày đầu sau thụ tinh thành công, túi thai vẫn còn bé nên chưa chiếm hết toàn bộ buồng tử cung. Có một khoảng cách giữa niêm mạc tử cung và túi ối nên khi niêm mạc bong tróc vẫn một lượng máu chảy ra đầu thai kỳ. Lượng máu kinh ra ít hay nhiều, thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào cơ địa từng người. Sau khi túi ối lớn hơn, tình trạng này cũng không còn.
Tam cá nguyệt thứ nhất (máu báo thai)
Tháng thứ nhất thai kỳ xuất hiện chảy máu âm đạo là hiện tượng bình thường. Theo thống kê, có khoảng 20 – 25% số phụ nữ thai 4 tuần ra máu như kinh nguyệt. Nhiều người lầm tưởng đây là kinh nguyệt nhưng khả năng cao là máy báo thai khi nhau thai thành công bám vào tử cung. Điều này khiến nhiều chị em băn khoăn về việc có thai có kinh không.
Đều là hiện tượng chảy máu ở âm đạo nhưng bạn có thể phân biệt máu báo thai và máu kinh dựa trên một số dấu hiệu:
- Về số lượng: Máu kinh và máu báo thai khác biệt rõ rệt về số lượng. Máu kinh thường nhiều hơn, nhất là trong 1 – 2 ngày đầu tiên và ít dần về những ngày sau đó. Máu báo thai chỉ là đốm máu nhỏ, lượng máu rất ít.
- Về thời gian: Máu báo thai khác máu kinh nguyệt như thế nào về thời gian? Phần lớn chị em có máu báo thai chỉ khoảng 1 – 3 ngày. Còn máu hành kinh kéo dài dao động 4 – 5 ngày, có trường hợp rong kinh sẽ dài ngày hơn.
- Về tính chất: Máu kinh bình thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm (cần phân biệt với kinh nguyệt màu đen và máu kinh màu nâu), máu nhầy hoặc có cục máu đông. Trước khi có kinh, nhiều chị em xuất hiện các hiện tượng như tức ngực, ra nhiều khí hư,… Còn máu báo thai chủ yếu là màu hồng nhạt, không lẫn dịch nhầy, không có hiện tượng kinh nguyệt vón cục.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể phân biệt qua biểu hiện đau bụng:
- Đau bụng kinh: Âm ỉ, co thắt bụng dưới; thời gian kéo dài 24-48 giờ và sẽ giảm dần mức độ đau. Cùng với đó, cơn đau có thể lan rộng ra vùng đùi, thắt lưng cùng một số triệu chứng đặc trưng khác.
- Đau bụng mang thai: Đau bụng kinh: Âm ỉ, co thắt bụng dưới; thời gian kéo dài 24-48 giờ và sẽ giảm dần mức độ đau. Cùng với đó, cơn đau có thể lan rộng ra vùng đùi, thắt lưng cùng một số triệu chứng đặc trưng khác.
Cũng trong giai đoạn ba tháng đầu, nếu mang thai 6 tuần ra máu như kinh nguyệt thì sao? Ở tuần thai này, hiện tượng này có thể do nội mạc tử cung chưa thích nghi với phôi thai nên co bóp nhẹ dẫn tới ra máu. Hoặc nguyên nhân cũng có thể do dịch máu giải phóng từ nang hoàng thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, các mẹ nên theo dõi thêm đề phòng lý do ra máu là viêm nhiễm vùng kín, thậm chí sảy thai.
Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
Khi đã bước sang giai đoạn thai kỳ thứ hai, thứ ba, chắc chắn bạn luôn nhận được đáp án “không” cho câu hỏi có thai có kinh không. Lúc này, dù mẹ bầu ra máu ít hay nhiều cũng là vấn đề bất thường. Kể cả các mẹ không có các triệu chứng khác vẫn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để khám và can thiệp kịp thời. Bởi hiện tượng ra máu thời điểm này còn do nhiều nguyên nhân nguy hiểm:
- Nhau tiền đạo: Mức độ ra máu do nguyên nhân này khác nhau ở mỗi người. Thai phụ bị nhau tiền đạo khả năng cao cần mổ lấy thai.
- Sinh non: Một số dấu hiệu của chuyển dạ sinh non rất giống như khi có kinh nguyệt. Nếu đột nhiên thấy biểu hiện chảy máu, đau lưng, tức nặng bụng dưới, tiết nhiều dịch âm đạo,… thì có thể là bạn sắp sinh.
- Vỡ tử cung: Tình trạng này phổ biến với phụ nữ từng sinh mổ. Tử cung vỡ gây chảy máu ồ ạt ảnh hưởng đến tính mạng nên cần xử lý ngay khi thấy dấu hiệu ra máu.
- Nhau bong non: Tam cá nguyệt thứ ba rất dễ gặp hiện tượng này, nhất là ở những mẹ huyết áp cao. Việc nhau thai tách khỏi tử cung sẽ gây đau bụng dữ dội và chảy máu nặng nên phải chú ý nhiều hơn.
Thai ngoài tử cung
Có thai có kinh không? Đương nhiên khi đã thụ thai thì không thể có kinh nguyệt nữa. Nhưng mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không? Dù mang thai ngoài tử cung không được coi là mang thai bình thường nhưng vẫn có dấu hiệu tiêu biểu nhất của mang thai là không có kinh nguyệt.
Nhiều mẹ thai ngoài tử cung thấy ra máu và đau bụng nên hiểu nhầm đó là kinh nguyệt. Lượng máu, số ngày, màu sắc nhiều điểm tương tự với máu kinh nên mẹ không thấy sự khác thường. Thực tế, thai ngoài tử cung cũng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhưng mẹ bầu khi thấy ra máu nên đi khám để xác định chuẩn nguyên nhân tránh những hệ quả đáng tiếc.
Sảy thai
Khi bạn đang mang thai có thai có kinh không thì 100% là không. Trong suốt thai kỳ, sẽ có những trường hợp bạn thấy xuất huyết âm đạo nhưng chắc chắn không phải có kinh. Nên nếu gặp tình huống này, một trong những khả năng có thể xảy ra là sảy thai. Đặc biệt, nếu máu màu nâu, có đóng cục kèm theo biểu hiện chóng mặt, đau bụng, chuột rút,… tốt nhất bạn nên đi khám ngay.
Khi nào có thai mà vẫn có kinh cần đi khám?
Sự nhầm lẫn giữa ra máu âm đạo và kinh nguyệt khi mang thai thường xuyên xảy ra. Một lần nữa phải khẳng định, có bầu mà vẫn có hành kinh là điều không thể. Nhưng khi có một số dấu hiệu dưới đây trong thai kỳ thì mẹ cần tới bệnh viện sớm nhất:
- Dịch âm đạo màu đỏ tươi.
- Xuất huyết nhiều, có cục máu đông.
- Đau đầu, chóng mặt, thậm chí có trường hợp ngất xỉu.
- Vùng bụng, nhất là phần bụng dưới đau dữ dội.
- Vùng xương chậu bị đau một cách đột ngột.
Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc có thai có kinh không của nhiều chị em. Mong rằng qua bài viết, bạn đã biết câu trả lời chính xác và có thêm kiến thức về vấn đề này. Bất cứ lúc nào thấy ra máu âm đạo trong quá trình mang bầu, hãy đến bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Tôi là Giám Đốc Marketing của công ty TNHH Đầu tư XNK Hoan TT. Một doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam.