Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không phải hằng định qua năm tháng. Tình trạng hành kinh đến sớm hay đến muộn thường do sự thay đổi nội tiết tố. Điều này không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hiện tượng kinh nguyệt sớm thường xuyên xảy ra thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý. Cùng tìm hiểu về hiện tượng có kinh sớm trong bài viết này để hiểu về cơ thể của mình hơn.
Nguyên nhân có kinh sớm 10 ngày ở nữ giới
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trung bình 28 – 32 ngày, một số trường hợp ngắn hoặc dài hơn. Sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân chủ yếu của vấn đề kinh nguyệt không đều. Tình trạng kinh nguyệt tới sớm nhiều khả năng cũng do lý do này. Để xác định việc hành kinh sớm có phải là bình thường hay bất thường cần dựa vào nguyên nhân của nó.
Dậy thì
Trước đây, độ tuổi dậy thì của bé gái dao động khoảng 13 – 15 tuổi. Các bé lớp 4 đã có kinh nguyệt, lớp 5 đã có kinh nguyệt được coi là có kinh sớm. Nhiều phụ huynh lo lắng vì điều nay nhưng thực tế hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ em gái bắt đầu sớm hơn, chỉ 8 – 12 tuổi.
Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,… Nên 10 tuổi có kinh nguyệt có sao không hay 13 tuổi chưa có kinh nguyệt có sao không thì vấn đề này cũng chưa đáng lo ngại.
Đồng thời, giai đoạn dậy thì, nồng độ hormone chưa ổn định nên việc có kinh nguyệt sớm cũng thường xảy ra trong 2 – 3 năm đầu. Dù thế, các mẹ vẫn nên chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của các con mỗi tháng.
Tiền mãn kinh
Ở độ tuổi này, phái đẹp dễ gặp tình trạng có kinh sớm 1 tuần hoặc 10 ngày so với bình thường. Điều này cũng thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân cũng bởi sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng nếu kinh nguyệt liên tục ghé thăm sớm trong 3 – 4 tháng thì các chị em có thể đi khám để kiểm soát tình hình.
Dùng phương pháp nội tiết tố tránh thai
Mọi biện pháp tránh thai liên quan đến nội tiết tố nữ đều có thể tác động đến việc “rụng dâu” của phái đẹp. Dù là thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hằng ngày hay tiêm thuốc tránh thai… đều chứa hormone ảnh hưởng đến rụng trứng. Các chị em mới dùng thuốc khả năng cao kinh nguyệt sẽ không đều trong 2 – 3 tháng, máu kinh ra ít hoặc nhiều bất thường.
Xem thêm: 5 mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà an toàn hiệu quả
Ngoài ra, nhiều chị em dùng các phương pháp nội tiết tố tránh thai nhưng vẫn thấy ra máu âm đạo. Trường hợp thụ tinh thành công, kinh nguyệt sẽ không đến. Tuy nhiên, theo chu kỳ, nhiều người thấy thắc mắc về hiện tượng ra ít máu trước kỳ kinh nguyệt 3 ngày có thai không hay có kinh sớm hơn 1 tuần có thai không khi thấy ra máu thì đó có thể là máu báo thai.
Mắc bệnh nhiễm trùng
Khi các loại virus lây truyền qua đường tình dục gây bệnh thường khiến chị em chảy máu bất thường. Hiện tượng này khiến các chị em nhầm tưởng mình tới tháng sớm. Hơn nữa, ra máu mà chưa đến chu kỳ kèm theo một số triệu chứng như đau khi quan hệ, tiểu dắt, tiểu buốt, khí hư có mùi hôi,… thì bạn nên tới bệnh viện thăm khám. Vì rất có thể bạn đã bị lậu, giang mai hay chlamydia,…
Ngoài ra, kinh nguyệt đến sớm, nhất là tình trạng này lặp lại trong nhiều tháng có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa. Một số bệnh thường gặp nhất là lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
Sử dụng thuốc tây
Việc dùng các loại thuốc tây cũng có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh của phụ nữ. Chị em đang điều trị bệnh có sử dụng nhóm thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp, aspirin, ibuprofen,… tỷ lệ có kinh sớm cao hơn bình thường. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì hoặc tình trạng kinh đến sớm kéo dài quá lâu.
Chế độ ăn uống không khoa học
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng và chu kỳ kinh nguyệt. Việc mất cân bằng giữa các nhóm chất, thực đơn thiếu khoa học, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,… đều có thể dẫn đến hành kinh xuất hiện sớm hơn. Nếu không thay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, tình trạng sẽ càng trở nên tệ hơn.
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Có kinh sớm cũng có thể xuất phát từ trạng thái mệt mỏi, căng thẳng trong một thời gian dài. Việc thường xuyên lo lắng, chịu quá nhiều áp lực, buồn bực khiến nồng độ nội tiết tố dễ bị giảm sút. Không những thế, stress cũng gây khó ngủ, tăng cân hoặc giảm cân không lý do làm rối loạn hormone trong cơ thể. Việc này kéo dài không chỉ tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến thể trạng, thần kinh.
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu đối tượng có kinh sớm đi kèm với các hiện tượng như đau thắt lưng, đau xương chậu, suy nhược cơ thể…thì cần xem xét. Bởi đây là một trong những dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa: Buồng chứng đa nang, u xơ tử cụng, viêm phần phụ, polyp lòng tử cung,… Bệnh lý về tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây ra có kinh sớm hoặc làm rối loạn. chu kì kinh nguyệt.
Có kinh sớm có sao không?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của phái đẹp khi bước vào độ tuổi sinh sản. Thông qua kinh nguyệt, các chị em cũng nhận biết được sức khỏe sinh sản hoặc phần phụ khoa bình thường hay bất thường. Tình trạng có kinh sớm được nhiều người quan tâm và băn khoăn không biết đó có phải dấu hiệu của sự bất thường.
Theo đó, kinh nguyệt đến sớm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Và với từng đối tượng, từng giai đoạn mới có thể xác định hiện tượng này phản ánh điều gì.
Với người đã có kinh nguyệt
Việc “rụng dâu” sớm hơn bình thường ở phái nữ là chuyện thường gặp. Hầu hết chị em đều từng ít nhất một lần có hành kinh trước chu kỳ. Điều này hoàn toàn bình thường nếu chúng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Lý do có thể bởi căng thẳng trong cuộc sống, áp lực học tập, thay đổi môi trường sống,… Về cơ bản, tình trạng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại.
Tuy nhiên, việc thường xuyên có kinh sớm lại là vấn đề đáng quan ngại. Ngay cả khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà vẫn không điều hòa được kinh nguyệt thì khả năng cao đó là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Trường hợp này, các chị em nên tới cơ sở y tế khám để được tư vấn, điều trị sớm tránh hệ quả không mong muốn, nhất là ảnh hưởng đến việc có em bé sau này.
Xem thêm: Hướng dẫn cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín chị em cần biết
Với người bắt đầu có kinh nguyệt
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, hiện nay ở khoảng 9 – 12 tuổi có kinh nguyệt thì việc có kinh nguyệt sớm là bình thường. Bởi lúc này nồng độ hormone trong cơ thể vẫn chưa thực sự ổn định nên giai đoạn đầu tiên chu kỳ kinh nguyệt không đều là điều dễ hiểu. Điều này không gây nguy hiểm nên các bé gái cũng như phụ huynh không cần quá lo lắng.
Với điều kiện sống ngày càng tốt hơn, các bé có kinh sớm hơn so với trước đây được xem như một hệ quả tất yếu. Nhưng nếu trẻ có kinh nguyệt quá sớm, trước 8 tuổi thì các mẹ cần chú ý. Vì việc có hành kinh quá sớm làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố dẫn đến tỷ lệ đa nang buồng trứng khi trưởng thành cũng cao hơn, gây khó khăn trong sinh sản về sau.
Những bé gái có kinh nguyệt sớm, cũng thường gặp bất lợi về yếu tố cảm xúc. Nhiều bé cảm thấy ngại ngùng với bạn bè, tâm lý e ngại khiến bé không tự tin. Do đó, trường hợp con có kinh quá sớm, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách phát triển chiều cao theo tiềm năng đồng thời tư vấn cân bằng cảm xúc cho con.
Đặc biệt, với cả hai trường hợp trên, khi thấy các biểu hiện bất thường như đau bụng dữ dội, khí hư ra nhiều có mùi khó chịu, mụn cơ thể nhiều,… thì cần đi khám ngay. Cùng với đó, bạn nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần, tầm soát ung thư cổ tử cung 3 – 5 năm/lần.
Cách xử trí khi có kinh sớm
Để hạn chế nội tiết tố bị thay đổi, dẫn đến có kinh sớm cũng như điều chỉnh lại chu kỳ đến tháng, chị em cần lưu ý những điều sau:
- Ăn uống điều độ: Cân bằng dinh dưỡng; bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ; không nên lạm dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn và caffein
- Ngủ đủ giấc: Hình thành thói quen ngủ đủ và đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ chất lượng với phòng tối và yên tĩnh; giảm tần suất dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ
- Tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Nếu gặp căng thẳng hay stress, lo âu, bạn cần tìm cách giải tỏa như học tập, thể thao, nghe nhạc, giải trí…để cân bằng lại tâm trạng một cách nhanh nhất.
Kinh nguyệt đến sớm có nhiều nguyên nhân, có thể do sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Trên đây là những thông tin về hiện tượng có kinh sớm, mong rằng chúng hữu ích và phần nào giúp các chị em có thêm kiến thức để tự theo dõi sức khỏe bản thân.