Biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi là gì? Chi tiết cách xử lý

Biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi chủ yếu là rối loạn giấc ngủ, còi xương, suy dinh dưỡng,… Cha mẹ không nên chủ quan mà cần kịp thời bổ sung canxi để trẻ phát triển khoẻ mạnh.

biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi
Biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi chủ yếu là rối loạn giấc ngủ, còi xương

Thiếu canxi gây nguy hiểm như thế nào cho trẻ?

Canxi chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng nếu trẻ bị thiếu chất này sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ, cụ thể:

  • Suy dinh dưỡng

Canxi kết hợp cùng các enzyme có nhiệm vụ phân giải thức ăn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Trẻ thiếu canxi khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng.

  • Còi xương và biến dạng xương

Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo xương, khi thiếu canxi trẻ thường bị còi xương, chiều cao cũng bị hạn chế so với các bạn cùng trang lứa. Thiếu canxi trong giai đoạn phát triển khiến khung xương trẻ dễ suy yếu hoặc biến dạng khi vận động. Đây là nguyên nhân khiến trẻ đi chân vòng kiềng, vẹo cột sống,…

  • Rối loạn thần kinh

Trẻ nhỏ tăng nguy cơ căng thẳng, hưng phấn quá mức và hay giật mình khi không được bổ sung đủ canxi. Bởi chất này có tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh của cơ thể. 

  • Co giật cơ

Lượng canxi không đủ ảnh hưởng đến phản ứng trao đổi ion qua màng tế bào dẫn đến rối loạn, co giật các cơ ở trẻ.

  • Hệ miễn dịch suy giảm

Canxi có chức năng kích hoạt cơ chế di chuyển, bao vây, tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn. Thiếu canxi là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch khiến bé dễ ốm vặt và hay mắc bệnh.

Không phủ nhận những hậu quả khôn lường của tình trạng thiếu canxi gây ra cho trẻ. Nắm rõ những tác hại trên, điều tiếp theo các bố mẹ cần làm là bổ sung cho bé yêu nhà mình loại chất này. 

Hàm lượng canxi 1 ngày cho trẻ theo từng độ tuổi

Theo các chuyên gia, mỗi ngày trẻ cần đáp ứng một lượng canxi cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần. Hàm lượng chất sẽ thay đổi theo từng nhóm tuổi, cụ thể:

Độ tuổi của trẻ Hàm lượng canxi (mg/ngày)
Dưới 6 tháng tuổi 300
7 – 12 tháng tuổi 400
1 – 3 tuổi 500
4 – 6 tuổi 600
7 – 9 tuổi 700
10 tuổi 1000

Nhu cầu canxi của trẻ khác nhau và sẽ tăng dần theo độ tuổi. Căn cứ vào hàm lượng chuẩn theo khuyến cáo, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết con mình đang thiếu hay thừa canxi để điều chỉnh hợp lý.

Biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi 

Khi bị thiếu canxi, trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Biếng ăn, chán ăn là một trong những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị thiếu canxi do bé mất vị giác, không thấy ngon miệng.
  • Khó ngủ, hay khóc và giật mình do hệ thần kinh trung ương bị ức chế, tăng hưng phấn và nhạy cảm quá mức.
  • Thường xuyên đổ mồ hôi đêm ngay cả lúc không nóng.
  • Biết đi muộn kể cả khi bé đã được 9 – 12 tháng tuổi.
  • Mọc răng chậm, dễ bị sâu răng hơn so với các bạn cùng tuổi.
  • Biểu hiện của thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là chân bé hay đau nhức, chuột rút.
  • Trẻ dưới 2 tuổi rụng tóc hình vành khăn, có dấu hiệu “chiếu liếm”.
  • Nhận thức chậm, rối loạn tâm lý, khó thích nghi với các hoạt động và môi trường xung quanh.
  • Thóp mụ liền muộn dù đủ 12 – 18 tháng tuổi.
  • Nấc cụt và nôn trớ nhiều do thanh quản co thắt quá mức. Để lâu còn dẫn đến khó thở.
biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi có thể nôn trớ

Trên đây là toàn bộ các biểu hiện của thiếu canxi ở trẻ. Giai đoạn đầu, các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng. Nếu các mẹ không chú ý sẽ khó phát hiện, về lâu dài không khắc phục gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Cách khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ

Tình trạng thiếu canxi không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do: trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxy khi sinh, di chứng ngộ độc thai nghén, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo,…

Khi có dấu hiệu thiếu bị thiếu canxi của trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể khắc phục bằng các biện pháp sau:

Bổ sung qua đường ăn uống của trẻ

Bổ sung canxi thông qua các đồ ăn, thức uống hàng ngày là cách thuận tiện và dễ áp dụng.

Các loại thực phẩm mẹ nên tăng cường vào thực đơn cho bé yêu nhà mình có thể kể đến như: cá hồi, cá ngừ, thịt lợn, lòng đỏ trứng, đậu phụ, hạnh nhân, rau dền, súp lơ, ngũ cốc, nước cam, sữa tươi, phô mai,… Tất cả nên chế biến thành đa dạng món để tăng hứng thú cho trẻ, đồng thời nấu chín mềm giúp bé hấp thu dưỡng chất được tốt nhất.

Bổ sung canxi cho mẹ

Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu nên cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho mẹ. Trong khẩu phần ăn của mẹ nên cân đối các loại thực phẩm giàu canxi từ ngũ cốc, hạt, rau xanh, thuỷ hải sản, sữa,… Mẹ cũng có thể cung cấp lượng canxi bị thiếu bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thường xuyên tắm nắng cho bé

Tắm nắng cho bé là cách làm hiệu quả nhằm kích thích sản sinh vitamin D và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi để xương chắc khỏe. Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ tắm nắng 10 phút vào khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D có tác dụng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể và là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của xương. Bạn nên cấp đủ vitamin D cho con thông qua chế độ dinh dưỡng kết hợp tắm nắng hợp lý. Sử dụng thực phẩm bổ sung cũng là cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

Dùng thêm sữa canxi

Trên thị trường hiện nay đa dạng các dòng sữa bổ sung canxi cho mẹ và bé. Song, bạn nên chọn các sản phẩm uy tín, thành phần lành tính đảm bảo con không bị kích ứng khi sử dụng. Tiêu biểu như các loại sữa đến từ Biostime – thương hiệu dinh dưỡng hàng đầu cho mẹ và bé. Các sản phẩm như sữa dê Úc SN-2 BIO PLUS ULTRA GOAT, sữa bò Úc SN-2 BIO PLUS HPO, SN-2 BIO PLUS HPO INFANT FORMULA READY TO FEED,… 

biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi
Bé cần được bổ sung đủ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời

Với tình trạng trẻ bị thiếu canxi nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp trên để khắc phục tại nhà. Bạn nên kết hợp quan sát thường xuyên để đánh giá mức độ cải thiện, từ đó có điều chỉnh phù hợp. Nếu trẻ bị thiếu canxi nặng có kèm theo mệt mỏi, co giật, nôn trớ,… giải pháp tốt nhất là đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị. 

Tóm lại, các biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải. Khi chăm sóc, cha mẹ cần kịp thời phát hiện và sớm có biện pháp xử lý để không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay