Bầu đau bụng dưới nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé?

Bầu đau bụng dưới là tình trạng khá phổ biến trong suốt quá trình mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, có trường hợp là triệu chứng bình thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vậy bà bầu khi bị đau bụng dưới có nguy hiểm đến mẹ và thai nhi không? 

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới là tình trạng khá phổ biến trong suốt quá trình mang thai (Ảnh sưu tầm)

Nguyên nhân đaubụng dưới khi mang thai

Bất cứ triệu chứng nào xuất hiện trong thai kỳ cũng khiến các mẹ lo lắng. Bầu đau bụng dưới dù xảy ra thường xuyên ở nhiều mức độ khác nhau thì vẫn làm thai phụ băn khoăn. Thực tế, ở mỗi tam cá nguyệt, đau bụng dưới lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Có thể khái quát nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai như sau: 

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tình trạng bầu đau bụng dưới có thể là do các mẹ ăn uống chưa hợp lý kèm theo đó là hiện tượng táo bón. 

Trong quá trình mang thai, cùng với sự xuất hiện và lớn lên của thai nhi, tử cung của người mẹ phải chịu nhiều áp lực. Điều này sẽ khiến các mẹ gặp nhiều vấn đề hơn trong tiêu hóa. Cùng sự tăng cao mạnh mẽ của lượng progesterone gấp nhiều lần bình thường làm tiêu hóa kém hơn cũng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng dưới. 

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Khi phát hiện có thai, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng dưới đau lâm râm. Đây là hiện tượng bình thường cũng là dấu hiệu cho thấy thai đã vào và làm tổ trong buồng tử cung. Tình trạng này chỉ kéo dài 2 – 3 ngày và biến mất nên các mẹ đừng quá lo lắng. 

bầu đau bụng dưới
Thai làm tổ trong buồng tử cung cũng có thể gây ra cơn đau bụng lâm râm; mẹ bầu không nên quá lo lắng

Thai phát triển ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh phát triển ở vị trí ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do bất thường ở vòi tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục,… Chị em khi chuẩn bị mang thai, ngoài bổ sung vitamin và dưỡng chất thì cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản để tránh gặp phải tình trạng này. Bà bầu đau bụng dưới trong tam cá nguyệt đầu tiên, đặc biệt là từ giữa tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, có kèm theo chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay. Đó là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung. 

Em bé đạp bụng mẹ

Đây là dấu hiệu chứng minh em bé của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường. Việc cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng là niềm hạnh phúc mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, khi em bé lớn dần lên thì lực đạp cũng mạnh hơn, thành bụng của mẹ vì thế cũng căng cứng hơn nên dễ thấy đau bụng dưới. 

Bong nhau thai

Hiện tượng nhau thai sớm tách khỏi thành tử cung được gọi là bong nhau thai. Tình trạng này thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng với việc bầu đau bụng dưới là dịch âm đạo tiết ra nhiều, có máu đỏ hoặc đen là những biểu hiện của việc sắp sinh. Nên khi thấy có dấu hiệu này, thai phụ nên tới bệnh viện kiểm tra ngay để có chỉ định phù hợp. 

Xem thêm: Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có hại gì cho mẹ và bé không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những nguyên nhân gây nên đau bụng dưới khi mang thai có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài đau bụng, mẹ bầu còn bị đi tiểu không kiểm soát, nóng rát khi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hoặc có lẫn máu. Nếu không sớm điều trị sẽ tiến triển thành nhiễm trùng thận. 

Do căng cơ và dây chằng

Đến cuối tam cá nguyệt thứ hai, tử cung to lên thấy rõ, thành bụng căng lên đẩy các cơ bụng căng ra. Cùng với đó là dây chằng tròn cũng giãn để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Những điều này khiến các mẹ bầu bị đau bụng dưới. Nguyên nhân này là hiện tượng tự nhiên khi mang thai nên bạn không cần quá lo, chỉ cần chú ý vận động nhẹ nhàng và ăn thực phẩm nhiều chất xơ là được. 

Cơn gò báo hiệu sinh non

Khi có bầu bị đau bụng dưới, căng tức với cơn gò nhẹ kéo dài khoảng 1 phút đổ xuống thì có thể là cơn gò tử cung sinh lý Braxton-Hicks. Đây chỉ là cơn đau chuyển dạ giả, không đáng ngại. Nhưng nếu bị đau bụng dưới kèm với các cơn co thắt tử cung kéo dài nhiều giờ thì đó là dấu hiệu cổ tử cung bắt đầu mở sắp sinh. 

bầu đau bụng dưới
Nếu bà bầu bị đau bụng dưới theo cơn giống như cơn gò thì cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, nhất là các trường hợp chưa đủ tuần tuổi thai

Cách xử lý tình trạng đau bụng khi mang thai

Trong thai kỳ, nếu bầu đau bụng dưới, bạn cần bình tĩnh để tìm nguyên nhân gây nên vấn đề. Tùy theo nguyên nhân mà có cách xử lý sao cho hợp lý nhất. Nhìn chung, nếu đau bụng dưới sinh lý bình thường thì có thể áp dụng một số phương pháp cơ bản để giảm đau tại nhà. 

Đi lại nhẹ nhàng

Khi mang bầu đau bụng dưới, các mẹ nên di chuyển hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể cảm thấy thoải mái, thư giãn, giúp giảm đau hiệu quả. Nếu phải làm việc, mẹ bầu nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ để tuần hoàn lưu thông. 

Tắm nước ấm

Nước ấm có tác dụng lớn trong việc làm các cơ giãn ra, giảm co thắt, nhờ đó mẹ bầu đau bụng dưới cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý, chỉ nên dùng nước ấm chứ tuyệt đối không dùng nước nóng. 

Uốn cong cơ thể về phía bị đau

Bà bầu đau bụng dưới có thể gập người về phía trước để giúp cơn đau bụng dưới giảm bớt nhanh hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, còn bạn vẫn nên áp dụng các phương pháp khác để chấm dứt cơn đau. 

Uống nhiều nước

Uống nước nhiều sẽ làm cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn, điều tiết hoạt động co thắt tốt hơn, giúp giảm đau. Các mẹ nên uống nước lọc ấm hoặc nước muối pha loãng ấm. Chú ý, không uống nước lạnh, nước muối mặn để tránh làm tình trạng đau bụng dưới trở nên nặng hơn. 

Xem thêm: Bà bầu nên uống nước gì trong thai kỳ để tốt cho mẹ và bé?

Nằm xuống nhẹ nhàng

Khi nằm nghỉ, bầu đau bụng dưới nên hạ mình thật nhẹ nhàng và nghỉ với tư thế kê đầu cao hơn một chút. Đồng thời, bạn cũng có thể lấy một chiếc ghế thấp kê chân để nằm thoải mái hơn. Khi dậy, các mẹ cũng ngồi dậy từ từ, lấy tay làm điểm tựa nhằm giảm áp lực lên cơ bụng, sẽ đỡ đau bụng hơn.

bầu đau bụng dưới
Khi bị đau bụng dưới, mẹ bầu nên nằm nghỉ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để giảm cơn đau và đảm bảo an toàn cho thai nhi

Massage bụng dưới

Mẹ bầu đặt bàn tay ở hai bên rốn sau đó thực hiện động tác xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải trong khoảng 1 phút. Sau đó, bạn mở rộng kích thước của vòng tròn cần massage. Phương pháp này giảm đau bụng dưới rất hiệu quả. 

Dùng thuốc Alverin 40mg 

Thuốc Alverin 40mg có Alverin citrat là thuốc chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tử cung, làm cho các cơ này giãn ra hỗ trợ giảm đau bụng dưới. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng Alverin 40mg cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trường hợp bà bầu đau bụng dưới dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay khi có dấu hiệu bất thường. 

Những trường hợp bầu đau bụng dưới nguy hiểm cần lưu ý

Trong thời kỳ mang bầu bị đau vùng bụng dưới, mẹ cần bình tĩnh để xác định được nguyên nhân xảy ra. Nếu gặp những dấu hiệu dưới đây, gia đình cần đi khám tại các cơ sở ý tế trong thời gian ngắn nhất:

  • Đau bụng kèm xuất huyết, máu đen lợn cợn giống bã cà phê; đi ngoài, ói mửa, buồn nôn, choáng váng, mệt mỏi. Đây là hiện tượng mẹ bị chửa ngoài dạ con.
  • Đau bụng từng cơn, tần suất tăng dần, ra máu cục nghĩa là mẹ có nguy cơ sảy thai cao.

Tình trạng đau tức bụng dưới khi mang thai là rất phổ biến, đa phần không quá nguy hiểm. Dù thế, bầu đau bụng dưới vẫn nên thật cẩn thận, tốt nhất là đi khám thai định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường để tránh tình huống đáng tiếc. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và chào đón bé yêu an toàn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay