Bầu 8 tháng và những lưu ý giúp mẹ và bé có thai kỳ mạnh khỏe

Hai tháng cuối thai kỳ, đa số mẹ bầu thấy mệt mỏi hơn, đau nhức hơn và căng thẳng hơn do gần đến ngày sinh. Giai đoạn này, thai nhi lớn nhanh cũng dẫn đến những thay đổi về cả sức khỏe và tâm lý của thai phụ. Biostime sẽ đồng hành cùng các mẹ cung cấp những thông tin hữu ích để bà bầu 8 tháng an tâm hơn để vượt qua thời kỳ này dễ dàng. 

bầu 8 tháng
Ở tháng thứ 8, kích thước thai nhi đã lớn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tâm lý của mẹ (Ảnh sưu tầm)

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 8 tháng

Đến tháng thứ 8 tức là chặng đường mang thai đã gần về đích, các mẹ sắp được đón bé yêu của mình. Lúc này, cùng sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cũng có nhiều sự đổi thay ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Bạn cần nắm được những biến đổi này để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có biện pháp xử lý nếu cần.  

Đau lưng

Bầu bị đau lưng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai trong những tháng cuối thai kỳ. Đương nhiên cũng không ngoại lệ với bầu 8 tháng. Nếu không có gì bất thường thì các mẹ sẽ thấy mỏi lưng hay chỉ là những cơn đau thoáng qua chứ không quá dữ dội. Thai phụ sẽ cảm thấy đau nhất ở vị trí thắt lưng và vùng xương chậu. Một phần vì sự thay đổi nội tiết tố làm cho các dây chằng, các khớp giữa xương chậu và cột sống giãn ra dẫn đến đau lưng. Một phần bởi bụng người mẹ lớn, trọng tâm cơ thể mất cân bằng gây áp lực lên lưng. 

bầu 8 tháng
Mẹ bầu đi lại khó khăn khi thai ngày càng lớn, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ

Xem thêm: Mẹ bầu nằm nghiêng bên trái bị đau có sao không? Cách khắc phục cần biết

Đi lại khó khăn

Bước sang tháng thứ 8, lúc này bụng của mẹ bầu đã rất lớn. Với những mẹ mang thai đôi, thai ba thì càng lớn hơn nữa. Bụng to vừa làm các mẹ gặp khó khăn trong giữ thăng bằng cũng khiến việc di chuyển vất vả hơn vì nặng nề. Vì thế, trong thời gian này, các mẹ cố gắng cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, không làm việc nặng hay mang vác nhiều đồ vật cùng lúc. 

Nóng trong người

Đa số phụ nữ mang thai có thân nhiệt cơ thể cao hơn so với người bình thường. Hiện tượng này còn được gọi là “bốc hỏa” thai kỳ. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự tăng lên của tốc độ trao đổi chất. 

Mẹ bầu đến tháng thứ 8 sẽ thấy thân nhiệt nóng hơn nữa. Bởi lúc này lượng máu tăng đến 50%, các mạch máu cũng mở rộng và di chuyển gần bề mặt da. Thêm vào đó, nhiệt độ tỏa ra từ thai nhi, mẹ bầu cũng hấp thụ. Vì nóng trong người nên mẹ bầu thường xuyên thấy khô miệng, khát nước. Một số mẹ còn bị nổi mụn nhọt, nổi mẩn đỏ, phát ban. 

Dễ bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng này chủ yếu xảy ra vào ban đêm và xuất hiện nhiều hơn vào những tháng cuối. Đặc biệt, từ giai đoạn bầu 8 tháng, các mẹ phải đối mặt với chuột rút thường xuyên hơn rất nhiều. Vì trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng gây áp lực lên các cơ bắp ở chân. Đồng thời, tử cung to chèn ép tĩnh mạch vận chuyển máu khiến mẹ bị chuột rút. Ngoài ra, cuối thai kỳ nhu cầu canxi tăng cao, nếu không đáp ứng đủ, bạn cũng dễ bị chuột rút hơn. 

bầu 8 tháng
Giai đoạn mang thai tháng thứ 8, nhiều mẹ bầu bị chuột rút thường xuyên

Ợ nóng và buồn nôn

Theo một nghiên cứu, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở 30% thai phụ trong giai đoạn đầu thai kỳ và chiếm tới 70% vào 3 tháng cuối. Lý do đầu tiên là vì progesterone tăng cao làm giãn van dạ dày nên axit trào vào thực quản gây ợ nóng. Tiếp theo là bởi tử cung to chèn ép dạ dày cũng khiến axit trào ngược dẫn tới buồn nôn, ợ nóng. Một số mẹ sẽ thấy đau vùng thượng vị nhưng không đáng lo ngại. 

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

Mỗi ngày qua đi, các mẹ đều mong ngóng được biết em bé của mình phát triển thế nào. Từng cử động nhỏ của thai nhi trong bụng cũng khiến mẹ thấy thật hạnh phúc. Giai đoạn bầu 8 tháng là lúc thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, hoàn thiện các bộ phận cơ thể. Lúc này, thai nhi có trọng lượng khoảng 1,7kg, chiều dài trung bình đạt 35 – 40cm. 

Trong tháng thứ 8 của thai kỳ, não bộ và hệ miễn dịch của bé có những sự phát triển nhanh chóng. Bởi vậy, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung vào thực đơn các nhóm thực phẩm tốt cho hệ thần kinh và miễn dịch cùng các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. 

Bước đến thời điểm này, da của em bé không quá đỏ như thời gian trước đó. Da cũng bớt nhăn nheo hơn do hoạt động của cơ chế tích tụ mỡ dưới da. Em bé cũng đã có phản xạ từ con ngươi, mí mắt đã mở và nhận biết được ánh sáng. Khi đi siêu âm ở tháng thai này, có thể bạn sẽ bắt gặp khoảnh khắc ngáp ngủ đáng yêu của bé. 

Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai nhi bắt đầu có sự thay đổi vị trí nằm để chuẩn bị chào đời. Em bé sẽ quay đầu hướng xuống âm đạo, mặt và thân trước úp về phía lưng người mẹ. Để xác định ngôi thai và biết chính xác quá trình này diễn ra thuận lợi hay không, mẹ bầu nên chủ động đi siêu âm.

bầu 8 tháng
Mẹ bầu nên chủ động đi siêu âm khi mang thai tháng thứ 8

Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu 8 tháng 

Trong quá trình mang thai, vấn đề bất thường có thể xảy đến không thể lường trước. Quan trọng nhất vẫn là sự chủ động bảo vệ, chăm sóc chính mình và thai nhi của bà bầu. Với thời kỳ bầu 8 tháng, các mẹ nên chú ý một số điều dưới đây: 

Chế độ dinh dưỡng

Thời điểm mang thai tháng thứ 8 là lúc em bé bắt đầu dữ trữ nhiều chất béo và glycogen trong gan, dưới da. Do vậy, nếu không hấp thụ đủ lượng carbohydrate sẽ dẫn đến tình trạng thiết hụt protein. Thai phụ lúc này cần đảm bảo lượng calo nạp vào người, tăng lượng thực phẩm như gạo và bột mì. Cụ thể hơn, trung bình một ngày thai phụ cần ăn 400g ngũ cốc, nên ưu tiên loại ngũ cốc thô như bột yến mạch, ngô hay hạt kê. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý tới axit béo cho thai nhi phát triển não bộ tốt nhất.

Để đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi, nhất là não và hệ thống miễn dịch, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như: 

  • Cá: Ưu tiên cá hồi, cá chép, cá chim… vì giàu sắt và vitamin A.
  • Thịt đỏ: Là nguồn cung cấp protein, kẽm, sắt,… dồi dào.
  • Rau xanh: Bổ sung chất xơ cho mẹ bầu, giảm nguy cơ táo bón.
  • Trái cây họ cam, chanh: Chứa nhiều vitamin C tăng khả năng hấp thụ sắt. 
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Cung cấp vitamin, khoáng chất, nhất là canxi cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các mẹ cũng ghi nhớ để không sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như cà phê, nước có ga, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột,…

Xem thêm: Bà bầu kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai

Chế độ sinh hoạt

Lối sống khoa học cũng là điều bà bầu cần quan tâm hơn khi đến tháng thứ 8 thai kỳ. Để thuận lợi trong quá trình chuyển dạ, các mẹ duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng với các bộ môn yoga, bơi lội, đi bộ,… Tâm lý cũng rất quan trọng, vì vậy bạn nên giữ tinh thần thoải mái nhất, tránh để những cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng. Cùng với đó, hãy sắp xếp cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không để bản thân bị căng thẳng. 

Khám thai định kỳ

So với giai đoạn trước đó, khi bầu 8 tháng, tần suất khám thai định kỳ sẽ tăng lên 2 lần/tuần. Do thai nhi phát triển nhanh, việc siêu âm thường xuyên sẽ giúp phát hiện những bất thường. Các bác sĩ sản khoa thời điểm này cũng chú trọng đo chiều cao tử cung để xác định cụ thể hơn ngày dự sinh. Hay nếu thấy có biểu hiện bất thường như chảy máu âm đạo, tiểu rát, bé ít đạp… mẹ cần đến bệnh viện ngay, không cần theo lịch hẹn. 

Tư thế nằm ngủ đúng

Đến tháng thứ 8, bụng bầu lớn chắc hẳn khiến mẹ bầu thấy khó ngủ hơn. Tư thế nghiêng bên trái, co chân phải sẽ thoải mái hơn giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ. Mẹ cũng nên sử dụng gối cho bà bầu, mặc đồ rộng rãi, massage chân và bụng trước khi đi ngủ.

bầu 8 tháng
Mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ để cảm thấy thoải mái và đảm bảo an toàn cho thai nhi

Quan hệ nhẹ nhàng

Thực tế, nếu bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh thì quan hệ tình dục là điều hoàn toàn có thể. Quan hệ đúng cách cũng giúp ích hơn cho tâm lý mẹ bầu và giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tần suất quan hệ hợp lý, tư thế phù hợp, không thực hiện động tác quá mạnh,… 

Những lưu ý khác

Ngoài những điểm chú ý trên, bà bầu 8 tháng ghi nhớ thêm những điều cần tránh sau:

  • Không đi đường xa, đường xóc để tránh gây mệt mỏi, thậm chí động thai sinh non. 
  • Không tự lái xe vì phần bụng đã lớn sẽ không đảm bảo an toàn. 
  • Không ăn mặn tránh tiền sản giật.

Bầu 8 tháng đồng nghĩa với việc mẹ sắp được gặp bé yêu. Chặng đường đón con đến với thế giới càng gần thì bạn cũng càng nên cẩn thận, không được chủ quan. Mong rằng thông tin Biostime cung cấp trong bài viết này phần nào giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bản thân và thuận lợi đón em bé chào đời. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Messenger Chat Zalo Gọi ngay