Hành trang mang thai 9 tháng 10 với mỗi mẹ bầu luôn thật nhiều cảm xúc, có hạnh phúc cũng có những lo âu. Mỗi sự thay đổi nhỏ hay một biểu hiện bất thường cũng khiến các mẹ bất an. Trong đó, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là vấn đề rất được quan tâm. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu với Biostime trong bài viết dưới đây.
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không?
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi mang thai là đau bụng. Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu thường thấy đau ở hạ vị hoặc phía trên thượng vị. Đa phần các cơn đau diễn ra từng đợt, đau âm ỉ.
Giai đoạn 3 tháng cuối là khi bụng thai phụ trở nên lớn hơn bao giờ hết. Lúc này, tử cung phải căng ra để chứa thai nhi làm các mẹ thấy đau bụng. Ngoài ra, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối còn vì những nguyên nhân khác.
Đau đẻ giả hoặc sắp sinh
Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng đau bụng dưới ở tháng cuối là chuyển dạ giả. Đây thực chất là cơn đau co thắt tử cung Braxton Hicks. Thường những cơn co thắt này không đều, chủ yếu thấy đau ở vùng bụng và xương chậu. Tần suất của cơn gò Braxton Hicks cũng không thường xuyên và không theo chu kỳ.
Tuy nhiên, trường hợp bạn thấy đau bụng liên tục dần dần đau đến lưng kèm theo rõ nước ối thì nên đến cơ sở y tế ngay. Đây là dấu hiệu sắp sinh, cần đến hỗ trợ của bác sĩ để chào đón bé yêu an toàn.

Nhau bị bong non
Bánh nhau được hình thành và phát triển cùng sự lớn lên của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Dưỡng chất từ mẹ được truyền sang cho bé cũng nhờ bộ phận này. Thông thường, bánh nhau sẽ bong ra khi thai nhi chào đời. Nhưng vì tác động nào đó mà nhau bị bong sớm, có thể bong một phần hoặc hoàn toàn. Cả hai trường hợp đầu khiến bà bầu đau bụng dưới, nhưng nếu bạn thấy chảy máu âm đạo thì cần ngay lập tức đến bệnh viện để can thiệp y tế, tránh tai biến sản khoa nghiêm trọng.
Tác động của thai nhi
Phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ em bé đang phát triển tốt. Càng về sau, nhất là tháng cuối, lực đạp của thai nhi mạnh hơn làm thành bụng người mẹ căng cứng hơn. Cảm giác đau vùng bụng dưới trở nên rõ ràng hơn nhưng không gây nguy hiểm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bà bầu đau bụng dưới tháng cuối kèm theo tiểu buốt, tiểu rát, màu nước tiểu khác thường, khả năng cao là bị viêm đường tiết niệu. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là 3 tháng cuối khi tử cung to đè vào niệu quản và thận khiến tiểu tiện khó kiểm soát, ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn tới sinh non, nhiễm khuẩn sơ sinh… nên mẹ bầu cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh những biến chứng khó lường.

Táo bón
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kỳ gây khó chịu. Trong 3 tháng cuối, nhất là tháng cuối cùng, thai nhi phát triển nhanh chèn ép tử cung. Vùng chậu cũng vì vậy phải chịu áp lực lớn khiến các mẹ bị táo bón. Đồng thời, nồng độ Progesterone tăng nhanh thời điểm này làm giảm nhu động ruột, khiến tình trạng táo bón càng nặng hơn. Vì vậy mẹ bầu càng cảm nhận rõ ràng cơn đau nhức ở bụng dưới hơn.
Căng da
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối một phần nguyên nhân do căng da. Tháng cuối cận kề ngày sinh, lúc này em bé gần như hoàn thiện, tử cung giãn đến mức tối đa làm da bụng căng lên. Da quá căng khiến nhiều người bị rạn, thấy ngứa và đau. Nhưng đây chỉ là hiện tượng ngoài da không đáng ngại. Các mẹ có thể dùng kem dưỡng da, mát xa nhẹ nhàng để giảm bớt khó chịu.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Khi xuất hiện những cơn đau bụng dưới cùng với triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, miệng tiếng nước bọt nhiều, có thể bạn bị trào ngược dạ dày. Dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không có điều trị sớm, bệnh sẽ làm suy giảm chức năng hô hấp, viêm thực quản,… Điều này không tốt cho việc sinh nở đã rất gần với mẹ bầu.
Bầu tháng cuối đau bụng dưới – khi nào nên đi khám?
Nhìn chung, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là tình trạng phổ biến, không nguy hiểm nếu không có dấu hiệu bất thường gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đó là biểu hiện của bệnh lý, có thể đe dọa đến cả mẹ và bé:
- Đau dữ dội, đau nhất ở vùng bụng bên phải đến mức vượt qua ngưỡng chịu đựng.
- Đau bụng dưới và thấy máu chảy từ âm đạo.
- Co thắt bụng liên tục, đều đặn, dù áp dụng các biện pháp giảm đau không thấy đỡ.
- Mẹ bầu bị rối loạn huyết áp đi kèm với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó thở,…
- Bỗng dưng thấy da một vùng hoặc toàn thân hoặc một vùng có hiện tượng sẩn ngứa, vàng da vùng mắt.
Vì vậy, các mẹ bầu không nên chủ quan, hãy đi khám khi thấy đau để xác định nguyên nhân cụ thể.

Cách kiểm soát cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Như đã đề cập ở trên, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối không phải tình trạng nguy cấp. Do đó, khi thấy hiện tượng đau, các mẹ đừng quá lo lắng mà cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý. Thực tế, việc đau bụng dưới cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng hoặc do bạn chưa biết cách chăm sóc bản thân. Đừng bỏ qua những gợi ý kiểm soát cơn đau bụng dưới Biostime chia sẻ ngay sau đây:
- Massage nhẹ nhàng toàn thân:
Liệu pháp massage là một trong những phương pháp hiệu quả giảm đau bụng dưới. Mẹ bầu có thể massage toàn thân hoặc massage chỉ tập trung vùng bụng dưới. Bạn dùng 3 ngón trỏ, giữa áp út ấn nhẹ vào vị trí dưới rốn, xoa nhẹ khoảng 1 phút.
- Tắm nước ấm mỗi ngày:
Lượng nhiệt từ nước ấm giúp máu lưu thông nhanh chóng, nhờ vậy giảm cơn co thắt tử cung. Các mẹ cũng có thể cho nước ấm vào túi chườm đặt lên vùng bụng dưới để xoa dịu cơn đau.
- Mặc quần áo thoải mái nhất có thể:
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu dễ đổ mồ hôi. Việc mặc quần áo bó sát càng khiến quần áo như “dính chặt” vào người, chèn ép cơ thể, càng khiến bạn đau hơn. Bởi vậy, thời trang bà bầu nên là trang phục thoải mái, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày và thêm nước hoa quả:
Uống đủ nước mỗi ngày giúp ích rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế các vấn đề đường ruột có thể gây đau bụng. Ngoài nước lọc, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối nên uống thêm nước hoa quả hoặc nước có thêm chút gừng giúp giảm đau tức thời.
- Bổ sung chất xơ, không ăn nhiều đồ tinh bột:
Thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, ngăn ngừa táo bón gây đau bụng dưới. Các mẹ hạn chế đồ ăn tinh bột, nhiều dầu mỡ vì cơ thể không đủ hệ thống men chuyển hóa hết dẫn đến đau bụng.
- Đi lại nhẹ nhàng, không đứng hoặc ngồi quá lâu:
Khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hệ tuần hoàn máu bị chậm lại. Điều này càng làm tình trạng đau bụng dưới nghiêm trọng hơn. Vậy nên sau 45 phút đến 1 giờ làm việc, các mẹ nên đi đi lại lại để máu được lưu thông, cơ thể thư giãn hơn.
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái:
Trạng thái tâm lý căng thẳng cũng khiến cơn đau trở nên nặng hơn. Mẹ bầu nên sắp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya và giữ tinh thần luôn vui vẻ.
- Thể dục phù hợp:
Những bài tập thể dục với động tác nhẹ nhàng có tác dụng giúp bà bầu đau bụng dưới tháng cuối giảm bớt triệu chứng. Yoga, bơi lội là gợi ý tốt nhất từ các chuyên gia.
- Không quan hệ tình dục:
Để tránh sinh non, thai phụ nên kiêng việc quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ. Nhất là khi đã thấy đau bụng dưới, bạn càng phải cẩn thận hơn.
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân là hiện tượng sinh lý bình thường, cũng có nguyên nhân do bệnh lý hoặc những bất thường của cơ thể. Tuy không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm nhưng mẹ bầu luôn cần chú ý và theo dõi mức độ, biểu hiện để có cách xử trí phù hợp.