Rau ngót là một loại thực vật giàu chất đạm, mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh ăn rau ngót rất tốt vì nó giúp đẩy sản dịch ra ngoài, lọc máu, giải độc. Vậy bà bầu có ăn được rau ngót không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp rõ những thắc mắc này.
Tổng quan về rau ngót
Rau ngót có tên gọi khác là cây bồ ngót, phổ biến trong bữa cơm người Việt Nam. Rau có lượng chất dạm dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm động vật. Đây là ưu điểm giúp rau ngót hạn chế được sự rối loạn trong chuyển hóa canxi, giảm nguy cơ loãng xương, sỏi thận. Đặc biệt, rau bồ ngót chứa nhiều vitamin K, C, B1, B6 và papaverin có ích cho cơ thể.
Theo kinh nghiệm dân gian, rau ngót có khả năng đẩy sản dịch ra ngoài, lọc máu, giải độc hiệu quả đối với sản phụ sau khi sinh. Do đó, rau ngót thường xuất hiện trong thực đơn ở cữ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu, rau ngót tiềm ẩn nhiều nguy hại trong thời kỳ mang thai. Vậy bà bầu có ăn được rau ngót không?
Bầu có nên ăn rau ngót không?
Bà bầu có ăn được rau ngót không? Cho đến ngày nay, chưa có một kết luận khoa học nào chứng minh việc ăn rau ngót có khả năng gây sảy thai nhưng trong rau ngót có chứa thành phần hợp chất papaverin, đây là chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt. Vì thế, những rủi ro tiềm ẩn mà loại rau này có thể gây ra cho thai phụ không hẳn là không có.
- Đối với những phụ nữ mang thai có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thì không nên sử dụng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày
- Điều này cũng tương tự với thai phụ mang thai 3 tháng đầu. Lúc này bào thai vẫn chưa nằm chắc chắn ở trong tử cung, rất dễ bị sảy thai. Ngoài ra, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến mẹ cảm thấy khó tiêu, đầy bụng. Do đó, mẹ bầu không nên ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu.
- Tuy nhiên, đối với thai phụ có sức khoẻ bình thường, có thể sử dụng rau ngót để làm đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày với định lượng dưới 30g/ngày. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, để tránh những rủi ro không lường trước, tốt nhất mẹ bầu không nên thêm loại rau này vào thực đơn hàng ngày.
Vậy bà bầu có được ăn rau ngót không? Vì trong rau ngót có chứa thành phần hợp chất papaverin, nên rau ngót từ lâu đã được biết đến như là một món ăn giúp co thắt tử cung, thường được khuyên ăn sau sinh để tử cung có thể đẩy sạch sản dịch còn ứ đọng. Do vậy, theo như khuyến cáo thì tốt nhất không nên sử dụng rau ngót cho phụ nữ mang thai.
Tác hại của việc ăn nhiều rau ngót với bà bầu
Bà bầu có ăn được rau ngót không? Rõ ràng cho đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh những ảnh hưởng không tốt của rau ngót lên thai kỳ. Trên thực tế, trong khẩu phần ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai đều cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để giúp mẹ và thai nhi có thể hấp thụ thêm được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy rau ngót có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng khi bà bầu ăn rau ngót quá nhiều trong thai kỳ có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau:
Mất ngủ
Theo các chuyên gia nghiên cứu, rau ngót có tác dụng phụ như gây mất ngủ, ăn uống kém đi và gây khó thở. Nếu bạn bổ sung rau ngót với lượng quá nhiều và thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ khiến thai phụ dễ bị mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đầy bụng và khó tiêu
Rau ngót có chứa hàm lượng chất xơ cao, trong khi đó phụ nữ khi mang thai thường có nhiều sự thay đổi về mặt tiêu hóa do cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone progesterone gây ra tình trạng co bóp của ruột bị kém đi nên quá trình tiêu hóa cũng diễn ra chậm hơn. Nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót có thể dẫn đến đầy bụng và khó tiêu.
Nguy cơ sảy thai cao
Bà bầu có ăn được rau ngót không? Hàm lượng chất papaverin có trong rau ngót có tác dụng kích thích tử cung co bóp, giãn cơ, gây hạ huyết áp, giảm đau,… Đây cũng là chất chứa trong cây thuốc phiện. Vì vậy, bà bầu không nên ăn rau ngót vì loại rau này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho
Rau ngót mặc dù rất giàu canxi và phốt pho nhưng chất glucocorticoid được sản sinh từ quá trình trao đổi chất của lá rau ngót lại gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi bà bầu và phốt pho có trong chính lá rau này cũng như của các thực phẩm khác ăn kèm. Cùng với đó, rau ngót còn có hàm lượng polyphenol cao cũng ức chế sự hấp thụ kẽm và sắt. Do đó nếu sử dụng rau ngót trong thời gian dài với lượng quá nhiều, cơ thể thai phụ có thể bị thiếu hụt canxi và phốt pho.
Xem thêm:
- 7+ loại trái cây bà bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai
- Những loại rau bà bầu không nên ăn để có một thai kỳ an toàn
Một số loại rau tốt cho bà bầu thay rau ngót
Rau xanh được coi là loại thực phẩm vô cùng quan trọng trong chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu. Vậy bà bầu có ăn được rau ngót không? Khi mang thai, bà bầu không nên ăn rau ngót. Thay vào đó, mẹ có thể ăn các loại rau khác cũng có giá trị dinh dưỡng cao không kém gì so với rau ngót.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là một loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất như acid folic, magie, photpho và các vitamin như A, K,… giúp mẹ ngăn ngừa các vấn đề về táo bón, chuột rút, thiếu máu, loãng xương trong giai đoạn thai kỳ.
Cải thìa
Hàm lượng sắt bên trong rau cải thìa rất lớn nên loại rau này giúp bà bầu giảm thiểu nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, loại rau này còn chứa chất kháng viêm cực tốt, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và các bệnh về khớp cho mẹ bầu.
Cải bó xôi
Cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, magie,… cùng nhiều loại vitamin như A, C, E, K,… đều rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các chất dinh dưỡng này không chỉ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực mà còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng tốt, tránh nguy cơ tăng cân mất kiểm soát trong giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh đó, đối với thai nhi, các dưỡng chất của loại rau này còn hỗ trợ cho sự phát triển xương răng và não bộ của trẻ. Vì vậy, Cải bó xôi được coi là thực phẩm vàng dành cho phụ nữ mang thai.
Rau chân vịt
Rau chân vịt được biết đến là một trong những loại rau tốt nhất cho bà bầu. Trong rau chân vịt có chứa hơn 35 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu như sắt và omega-3 rất tốt cho cơ thể mẹ và thai nhi. Vì thế, loại rau này có rất nhiều lợi ích đối với bà bầu như: ổn định huyết áp, phòng ngừa thiếu máu, giảm đau nhức kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón,… Đặc biệt, khi ăn rau chân vịt, thành phần dinh dưỡng của rau giúp hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật thai nhi, giúp phát triển phổi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất để thai nhi tăng cân lành mạnh và phòng tránh tình trạng mẹ sinh non.
Có thể nói, xét về mặt giá trị dinh dưỡng, rau ngót là loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đối với thai phụ, loại rau này nên hạn chế tối đa xuất hiện trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là việc mẹ không nên ăn rau ngót sống, chưa qua chế biến. Hy vọng, qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, các mẹ bầu đã có đáp án thỏa đáng cho thắc mắc bà bầu có ăn được rau ngót không.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng hiểu biết thêm được những loại rau khác chứa nhiều dưỡng chất có thể thay thế rau ngót trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.