Cảm cúm là loại bệnh dễ mắc với tất cả mọi người. Với người bình thường thì đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 lại trở thành mối đe dọa lớn. Bởi chỉ cần chủ quan hoặc không biết cách điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai nhiễm cúm từ tháng từ 4 trở đi có gì nguy hiểm?
Nguyên nhân bà bầu bị cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Ngoài virus cúm thông thường còn có những loại virus cúm khác nguy hiểm như Rubella, H5N1, H7N9,… Về triệu chứng, khi nhiễm những loại virus này nhìn chung giống với cảm cúm thông thường nên không ít mẹ chủ quan. Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có thể kể đến như:
- Virus cúm xâm nhập thông qua các giọt bắn hoặc tiếp xúc với bề mặt có chứa virus
- Thời tiết thay đổi, giao mùa
- Sống trong khu vực có dịch cúm
- Sức đề kháng kém
- Chưa phòng ngừa cảm cúm bằng tiêm phòng
- Bị thiếu máu dạng nặng
- Mắc bệnh lý mãn tính: Tiểu đường, tim mạch, hen phế quản,…
Khi xuất hiện một số triệu chứng như hắt hơi, sốt mũi, nhức đầu, sốt thì khả năng cao là mẹ bầu đã bị nhiễm cúm. Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy đau họng trước, một số khác có thể là hắt hơi liên tục hoặc ngạt mũi. Sau đó cảm cúm khiến mẹ bầu đau nhức người vô cùng khó chịu.
Dấu hiệu cảm cúm ở phụ nữ mang thai
Sốt nhẹ đến cao: Thường là triệu chứng đầu tiên của cảm cúm, có thể đi kèm với ớn lạnh và đổ mồ hôi.
Đau đầu: Thường là cảm giác đau nhức, có thể kèm theo triệu chứng đau cơ và mệt mỏi toàn thân.
Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Đây là triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và khó thở.
Ho khan hoặc ho có đờm: Ho thường kèm theo đau rát họng và khó chịu ở vùng cổ họng.
Đau họng: Viêm họng và cảm giác rát cổ họng là triệu chứng phổ biến.
Mệt mỏi và yếu sức: Phụ nữ mang thai thường cảm thấy kiệt sức và yếu ớt.
Đau cơ và khớp: Cảm cúm thường gây ra đau nhức cơ bắp và khớp, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Ớn lạnh và đổ mồ hôi: Cảm giác ớn lạnh và đổ mồ hôi thường đi kèm với sốt.
Mất cảm giác ăn ngon miệng: Do cảm cúm, phụ nữ mang thai có thể không muốn ăn và cảm thấy buồn nôn.
Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng khác của cảm cúm.
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi có nguy hiểm không?
Trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ bị cúm có nguy cơ rất cao dẫn tới sảy thai. Do đó, ngoài việc nhận biết nguyên nhân cảm cúm khi mang thai, mẹ cần nắm rõ mức độ nguy hiểm với cơ thể và em bé.
Ảnh hưởng của cảm cúm đến thai nhi
Tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non
Thực tế, sổ mũi, hắt hơi trong quá trình mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nhưng cảm cúm thường nghiêm trọng hơn cảm lạnh bình thường, là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng. Triệu chứng sổ mũi làm lượng oxy cung cấp cho thai phụ khi ngủ giảm đi, từ đó thai nhi cũng nhận được ít oxy hơn. Việc hắt hơi nhiều hay động tác nhảy mũi liên tục cũng kích thích cơn gò tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ có nguy cơ sảy thai khi bị cảm cúm, thai chậm phát triển, thậm chí lưu thai.
Rối loạn tâm thần
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi vẫn có nguy cơ cao tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Virus tấn công gây nên những tổn thương ở hệ thần kinh dẫn đến những hệ quả không tốt như não tụ huyết, vô não, bệnh lý về rối loạn tâm thần khi trẻ được sinh ra.
Tăng khả năng dị tật
Giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi lúc này đã ổn định hơn. Tuy nhiên, khi bị cúm nếu không điều trị đúng cách cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Virus từ cơ thể mẹ xâm nhập vào em bé qua nhau thai làm rối loạn nhiễm sắc thể khiến quá trình phát triển có những bất thường. Đặc biệt, trường hợp người mẹ sốt cao trên 39 độ C sẽ gây raảm cúm và dị tật thai nhi, dẫn đến các dị tật bẩm sinh như bệnh sứt môi, bệnh tim bẩm sinh, dị dạng đầu nhỏ hay một số khiếm khuyết khác trên cơ thể.
Đối với thai phụ
Giảm miễn dịch
Từ khi mang thai, do những thay đổi về cơ thể, nhất là về nội tiết, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu đã bị suy giảm hơn so với người bình thường. Trong thời gian mang thai, tim cũng phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cả mẹ và thai nhi.
Do đó mà mà mẹ bầu dễ mắc cúm hơn và cũng lâu khỏi hơn. Điều này làm hệ miễn dịch suy yếu ở bà bầu, từ đó càng dễ chịu tác động từ nhiều tác nhân gây bệnh khác. Do đó, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 không nên chủ quan.
Viêm phổi nặng
Biến chứng cảm cúm ở thai kỳ cũng như hệ quả của hệ miễn dịch khi yếu đi là thai phụ cần lượng oxi lớn hơn. Cùng với đó, từ tháng thứ 4, bụng bầu của các mẹ cũng bắt đầu lớn hơn nhiều. Theo thời gian sẽ chèn ép lên phổi làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi. Do đó, viêm phổi ở bà bầu do cảm cúm có khả năng tiến triển thành viêm phổi nặng nếu không điều trị kịp thời.
Không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé
Cảm cúm khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, đau nhức ảnh hưởng đến khẩu vị. Do đó, nhiều mẹ chán ăn, không muốn ăn uống bất cứ thứ gì dẫn tới việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con bị hạn chế. Mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 còn khiến thai nhi chậm tăng cân. Không những thế, do không ăn uống mà sức khỏe của mẹ cũng yếu hơn, từ đó càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
Bí quyết điều trị cảm cúm tại nhà an toàn cho bà bầu
Uống đủ nước
Khi bị cảm cúm, cơ thể thường mất nước, đặc biệt là với những người bị sốt. Theo cơ chế tự bảo vệ cơ thể, tốc độ bốc hơi ẩm trên da sẽ tăng nhanh để hạ nhiệt độ. Do đó nhu cầu nước khi bị cúm cần nhiều hơn để bổ sung lượng nước thất thoát. Vậy mẹ bầu cố gắng uống thật nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước dùng, nước trái cây. Đây là cách giải cảm cho bà bầu rất hiệu quả.
Xem thêm: Bà bầu nên uống nước gì trong thai kỳ để tốt cho mẹ và bé?
Nạp nhiều rau quả chứa vitamin C
Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể với tác dụng làm bền thành mạch máu, chống lão hóa, tăng cường chức năng miễn dịch. Ăn uống thực phẩm chứa vitamin C khi bị cúm vừa giúp bổ sung năng lượng vừa tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Loại vitamin này có nhiều trong những rau củ như rau cải, rau ngót, cà chua, bưởi, cam, thanh trà,… Ngoài ra, mẹ nên tham khảo tác dụng của nước chanh và mật ong để cung cấp thêm vitamin C, tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ với virus.
Bổ sung tỏi trong thực đơn
Tỏi đã được chứng minh rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Đây là cách chữa cảm cúm cho bà bầu tại nhà phổ biến bởi trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất, nhất là allicin có khả năng tăng đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh. Cách dùng tỏi trị cảm cúm cho bà bầu không khó, mẹ bầu có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc giã nát tỏi và ngửi nhiều lần, hay giã tỏi uống với nước sẽ đẩy nhanh tác dụng hơn.
Dùng dầu tràm, lá hương nhu hoặc chanh nóng, mật ong với gừng
Với dầu tràm, các mẹ thoa vào gót chân trước khi đi ngủ hoặc pha vào nước ấm để tắm. Mẹ bầu cũng có thể dùng lá hương nhu kết hợp vài lát gừng để xông giải cảm. Cách dùng gừng trị cảm cúm cho bà bầu tương đối đơn giản, chỉ cần lấy gừng tươi kết hợp với cắt thành từng lát. Dùng khoảng 5 lát để ngậm. Một ngày có thể ngậm 3 lần khoảng 3 – 5 ngày.
Súc miệng bằng nước muối khi bị cúm
Biện pháp an toàn khi bị cảm cúm là sử dụng nước muối. Dùng nước muối để súc miệng sẽ giúp sát khuẩn họng, mẹ bầu sẽ nhanh khỏe hơn. Các mẹ có thể mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc hoặc tự pha theo tỷ lệ 1 lít nước với 9g muối.
Chăm sóc bà bầu bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm, bà bầu phải chú ý giữ ấm cơ thể hơn, tránh để nhiễm lạnh. Vậy nên các mẹ cần mặc đủ ấm, đặc biệt là khi ra ngoài gặp gió. Ngoài ra, đừng quên mang theo áo mưa đề phòng những cơn mưa bất chợt. Ngấm mưa cũng là một trong những nguyên nhân gây cảm cúm hoặc làm tình trạng cảm nặng hơn.
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có nên uống thuốc không?
Trong thai kỳ khi bị cúm, mẹ bầu không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bởi nhiều loại kháng sinh điều trị cảm cúm có ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi. Nhiều mẹ bầu băn khoăn về việc Xuyên Tâm Liên có dùng được cho bà bầu hay panadol bà bầu uống được không. Việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai không nên tùy tiện. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau khi thực hiện những cách giải cảm thông thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.
Một số loại thuốc mẹ bầu có thể cân nhắc như:
- Acetaminophen: Thuốc cảm cúm cho bà bầu
- Clorpheniramin: Thuốc kháng histamin
- Pseudoephedrine: Thuốc điều trị nghẹt mũi, nhưng được chỉ định dùng cho bà bầu 3 tháng trở lên để tránh gây hại tới hệ tiêu hóa của bé.
Cách phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu
Để hạn chế nguy cơ bị cảm cúm, cần duy trì một chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý. Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm và nghỉ giữa các hoạt động giúp phục hồi và chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền định cũng giúp giảm căng thẳng.
Có một chế độ dinh dưỡng tôt là nền tảng quan trọng để bà bầu phòng ngừa cảm cúm:
- Trong thực đơn hằng ngày, nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin C.
- Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, và các loại đậu cũng rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Uống đủ nước và tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm cảm cúm nhất. Việc trang bị cho mình thêm kiến thức về điều trị cảm cúm sẽ giúp các mẹ không bị bối rối, lo lắng thái quá khi bị bệnh. Mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 trở đi biết cách tự bảo vệ mình và bé yêu.